Cách sử dụng pin năng lượng mặt trời đơn giản và hiệu quả

Để tối ưu hiệu suất của hệ thống điện mặt trời thì người dùng cần nắm vững cách sử dụng pin năng lượng mặt trời và bảo trì đúng cách. Trong bài viết này của Alternō, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước sử dụng, cách lưu ý khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời đơn giản nhất. Cùng xem ngay để tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Lợi ích khi biết cách sử dụng pin năng lượng mặt trời

Khi bạn đọc kỹ hướng dẫn và hiểu rõ cách sử dụng pin năng lượng mặt trời sẽ giúp bạn lắp đặt nhanh chóng và hạn chế hư hỏng hơn:

  • Nắm được các chú ý đảm bảo an toàn: Bạn nên đọc kỹ và nắm được các bước hướng dẫn cụ thể trước khi bắt tay vào lắp đặt. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho bạn khi đấu nối điện và vận hành. Khi tấm pin tiếp xúc với nguồn sáng hoặc ánh nắng mặt trời thì các điểm kết nối sẽ xuất hiện dòng điện một chiều. Khi tiếp xúc với các bộ phận điện của tấm pin như dây cắm, mối nối mà đang hoạt động có thể dẫn đến bị thương, thậm chí nguy hiểm là tử vong.
  • Nắm được cách lắp đặt đúng cách: Các bước từ việc đầu nối đến kết nối trong quá trình lắp đặt điều quan trọng. Biết cách lắp đặt từng bộ phận và nắm được các lưu ý cần tránh sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất khi sử dụng.
  • Nắm được cách vệ sinh, bảo trì đúng: Để hệ thống hoạt động năng suất cao hơn và tuổi thọ kéo dài thì việc bảo trì và vệ sinh thường xuyên là cần thiết. Nắm rõ các quy tắc và lưu ý sẽ giúp người dùng tránh được các lỗi không được bảo hành.

cách sử dụng pin năng lượng mặt trờiLợi ích khi biết cách dùng tấm pin năng lượng mặt trời

>> Xem thêm: Pin năng lượng mặt trời là gì? Cấu tạo và lợi ích khi sử dụng

2. Cách sử dụng pin năng lượng mặt trời

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng pin năng lượng mặt trời giúp hoạt động bền lâu, hiệu quả hơn:

2.1. Đảm bảo an toàn chung

  • Khi có dòng điện từ tấm pin hoặc nguồn cấp điện bên ngoài thì không được kết nối hoặc ngắt kết nối tấm pin.
  • Để ngừng sản xuất điện khi kết nối hoặc lắp đặt hệ thống dây điện với tấm pin, bạn nên dùng tấm vật liệu mờ đục che phủ mặt trước của tấm pin.
  • Cần lắp đặt tuân thủ theo quy chuẩn của khu vực, quốc gia nhằm đảm bảo an toàn, hiệu suất.
  • Người dùng cần mang găng tay chống trượt và quần áo bảo hộ chuyên dụng để ngăn sự tiếp xúc trực tiếp với dòng điện 30V một chiều hoặc lớn hơn.
  • Tuyệt đối không cố ý sửa chữa hay tháo rời bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống pin.
  • Để giảm nguy cơ điện giật nên dùng các dụng cụ cách điện.
  • Trước khi lắp đặt hoặc sửa chữa thì người dùng nên tháo hết tất cả đồ trang sức kim loại để hạn chế rủi ro tai nạn khi tiếp xúc.
  • Khi tấm pin đã bị hỏng, ướt hoặc trong thời tiết có gió lớn, không nên lắp pin năng lượng mặt trời.
  • Cần đảm bảo luôn đóng nắp hộp nối để tránh xảy ra các nguy cơ nguy hiểm.

2.2. Lưu ý khi vận chuyển và cất giữ

  • Cần xử lý cẩn thận tấm pin, từ lúc mở hộp, vận chuyển và quá trình cất giữ.
  • Không để những người không liên quan hoặc trẻ em đến gần khu vực lắp đặt, kho chứa các tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Không vận chuyển tấm pin ở thế thẳng đứng.
  • Khi vận chuyển không được cầm vào cáp kết nối.
  • Để tránh làm xước, hư hỏng bề mặt tấm pin, không được đứng dẫm lên và không đặt bất kỳ đồ vật nào lên hoặc làm rơi tấm pin.
  • Không được xếp chồng các tấm pin lên nhau và tránh dùng các dụng cụ sắc nhọn để đánh dấu lên bề mặt.
  • Cần giữ các điểm tiếp xúc điện và lưu trữ tấm pin mặt trời ở nơi khô ráo và sạch sẽ.

Một số điều cần chú ý trong quá trình vận chuyển và lưu trữ pin năng lượng

2.3. Chú ý lúc lắp đặt tấm pin

  • Hiểu rõ cách sử dụng pin năng lượng mặt trời: Trước khi lắp đặt, cần liên hệ với cơ quan chức năng để xác nhận quyền lắp đặt và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Kiểm tra kỹ các quy tắc xây dựng hiện hành để đảm bảo rằng kiến trúc và cấu trúc của công trình đủ khả năng chịu tải và đáp ứng độ bền cần thiết. Ngoài ra, khu vực mái lắp đặt pin năng lượng mặt trời phải được trang bị hệ thống chống cháy đạt tiêu chuẩn an toàn.
  • Điều kiện môi trường:Không lắp đặt tấm pin mặt trời gần các khu vực có khí gas, lửa, hoặc những vật liệu dễ cháy. Tránh để tấm pin tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng nhân tạo có độ tập trung cao. Đặc biệt, không ngâm tấm pin trong nước, nhất là nước muối hoặc chứa lưu huỳnh, để tránh tình trạng ăn mòn.
  • Tối ưu hướng và độ nghiêng: Để đạt được hiệu suất tối đa, khi lắp cần đặt tấm pin theo hướng và độ nghiêng tối ưu. Pin mặt trời chỉ hoạt động với công suất tối đa khi ánh nắng mặt trời chiếu vuông góc vào. Do đó, bạn cần đảm bảo tấm pin không bị vật nào che bóng toàn bộ bề mặt.
  • Yêu cầu khi lắp đặt
    • Đảm bảo các thông số kỹ thuật của tấm pin đáp ứng hệ thống yêu cầu của hệ thống.
    • Đảm bảo các thành phần khác của hệ thống không ảnh hưởng tới dẫn điện hay cơ học.
    • Tùy theo dòng pin mà số lượng điốt nhanh sẽ khác nhau.
    • Số lượng pin lắp đặt cần phù hợp với thông số điện áp của bộ biến tần dùng cho hệ thống.
    • Nước mưa có thể chảy qua các lỗ nhỏ ở mặt dưới của tấm pin, nên cần đảm bảo các khe hở được bịt kín sau khi lắp.
    • Các tấm pin mặt trời cần được cố định chắc chắn ở vị trí phù hợp và chịu được trọng tải.
    • Các tấm pin có cùng công suất cần được kết nối vào cùng một chuỗi để tránh các hiệu ứng không tốt cho mảng.
  • Hệ thống thông gió: Cần đảm bảo có đủ khe hở giữa bề mặt và các tấm pin mặt trời để có dòng không khí lưu thông làm mát và ngăn chặn hơi ẩm ngưng tụ. Điều kiện cần thiết để khung giãn nở thì các khe hở cần phải từ ¼ inch trở lên.
  • Tiếp đất: Để thực hiện việc tiếp đất cho các tấm pin, cần có thợ điện chuyên môn cao. Các khung của tấm pin cần được liên kết với nhau bằng cáp có vòng móc hoặc vòng đệm có răng cưa. Tất cả các điểm kết nối dẫn điện phải được cố định chắc chắn. Để tránh mối nối chứa sắt bị ăn mòn hoặc kẽm bị gỉ, bạn cần xử lý chống ăn mòn bằng cách phun sơn, mạ kẽm, hoặc anot hóa.

Người thi công cần nắm được cách sử dụng pin năng lượng mặt trời để quá trình lắp đặt thuận tiện và an toàn hơn.

>> Khám phá: Top 5 công ty pin năng lượng mặt trời hàng đầu tại Việt Nam

2.4. Hướng dẫn cách lắp đặt

  • Trong hướng dẫn cách lắp đặt, bạn cần nắm một số điều cơ bản sau đây:
    • Sử dụng lỗ lắp có sẵn ở mặt sau để bắt vít cho các tấm pin và mỗi tấm pin sẽ cần được gắn chặt ổn định với ít nhất 4 điểm. Không nên khoan thêm lỗ để tránh không được bảo hành.
    • Dùng dây buộc chống ăn mòn có chất liệu phù hợp.
    • Sử dụng các điểm lắp đặt bổ sung trong trường hợp cần tăng chịu tải trọng gió và tuyết. Người lắp đặt hệ thống cấu trúc cần phải tính toán kỹ càng để đảm bảo an toàn.
    • Dùng phương pháp kẹp trên hoặc kẹp dưới khác nhau với các kết cấu lắp ráp khác nhau. Hãy tuân thủ các nguyên tắc lắp đặt mà nhà cung cấp đã khuyến nghị.
    • Dùng cờ lê mô men xoắn để lắp đặt, đảm bảo độ an toàn, chắc chắn cho các mối nối.
    • Cần có kỹ sư chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề hợp pháp để kiểm tra bản thiết kế lắp đặt.
  • Dây module: Để giảm thiểu rủi ro khi ánh sáng chiếu gián tiếp vào, thiết kế hệ thống cần tránh tình trạng hình thành vòng lặp. Đồng thời, bạn cần kiểm tra sơ đồ đi dây có chính xác không trước khi khởi động hệ thống.
  • Kết nối các đầu nối phích cắm: Người dùng cần đảm bảo các kết nối an toàn và chặt chẽ. Đầu nối không nhận dòng điện bên ngoài mà chỉ nên dùng để kết nối mạch điện. Không được sử dụng đầu nối để tắt hoặc bật mạch.
  • Dùng vật liệu phù hợp: Lựa chọn cáp và phụ kiện chuyên dụng cho năng lượng mặt trời, đảm bảo tình trạng ổn định về điện và cơ. Bên cạnh đó, hệ thống dây điện cần đặt trong ống dẫn chịu được điều kiện ngoài trời và ánh sáng.
  • Bảo vệ cáp chống tia cực tím: Sử dụng dây buộc cáp chống tia cực tím để cố định cáp vào hệ thống. Bảo vệ bề mặt tiếp xúc để tránh hư hỏng từ ánh nắng mặt trời.

Trong quá trình lắp đặt pin, bạn cần kiểm tra dây module, đầu nối phích cắm và vật liệu sử dụng phù hợp

2.5. Bảo dưỡng và bảo trì

Ngoài những lưu ý ở trên, người dùng cũng cần chú ý khi bảo dưỡng và bảo trì để có thể sử dụng và vận hành tấm pin mặt trời trơn tru hơn:

  • Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để giữ cho bề mặt tấm pin không bị bám bụi bẩn và đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn.
  • Không được tự ý thay thế các bộ phận của tấm pin mặt trời như đầu nối phích cắm, điốt, hộp nối.
  • Khi lắp tấm pin ở độ nghiêng tối thiểu 15 độ thì phần lớn sẽ không cần làm sạch bởi mưa sẽ tự rửa vết bẩn. Tuy nhiên, nếu bề mặt có tích tụ lớp bụi, cặn thì cần dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bề mặt. Còn trong điều kiện thời tiết tuyết rơi thì nên dùng bàn chải lông mềm nhằm tránh trầy xước.
  • Để tránh nguy cơ bị thương tích hoặc điện giật, bạn nên gọi các chuyên gia, đơn vị trong ngành để kiểm tra, bảo dưỡng điện hoặc cơ.

Bài viết trên đã cùng tìm hiểu về cách sử dụng pin năng lượng mặt trời và một số lưu ý mà người dùng không nên bỏ qua trong quá trình sử dụng. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đọc có thể hiểu rõ và áp dụng được vào quá trình lắp đặt, sử dụng pin năng lượng mặt trời. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nào nữa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay nhé!

>> Giải đáp 1kW cần bao nhiêu tấm pin năng lượng mặt trời?

Thông tin liên hệ: 

  • Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 0888 617 000
  • Zalo: 0888 617 000
  • Mail: vietnam@alterno.group
  • Website: https://alterno.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *