Hiệu ứng nhà kính đang là vấn đề mang tính toàn cầu và được quan tâm nhiều hiện nay. Hiệu ứng này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục cụ thể như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Alternō để giải đáp chi tiết nhé!
1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là một hiện tượng làm cho không khí trên Trái Đất nóng lên. Hiện tượng này là do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời đi xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Lúc này, mặt đất sẽ hấp thụ hơi nóng, sau đó bức xạ sóng dài vào khí quyển để khí CO2 hấp thu, từ đó làm cho Trái Đất bị nóng lên. Khí nhà kính cao thì sẽ khiến bầu khí quyển Trái Đất nóng lên còn nếu lượng khí ở mức vừa phải, ổn định thì sẽ giúp Trái Đất ở trạng thái cân bằng.
2. Phân loại hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính được chia làm hai loại là hiệu ứng nhà kính nhân loại và hiệu ứng nhà kính khí quyển.
- Hiệu ứng nhà kính nhân loại:
Hiệu ứng nhà kính phân loại là hiệu ứng do các hoạt động của con người gây ra làm tăng nồng độ khí nhà kính. Khi Trái Đất mới hình thành, nhờ thành phần cacbon dioxit trong bầu khí quyển nguyên thủ nên đã xuất hiện sự sống và phát triển. Tuy nhiên trong vòng 100 năm trở lại đây, các tác động của con người đã làm thay đổi sự cân bằng khí nhà kính trước đó. Khí metan tăng lên 90% còn khí cacbon dioxit tăng hơn 20%, dẫn đến các hiện tượng khí hậu cực đoan.
- Hiệu ứng nhà kính khí quyển:
Hiệu ứng nhà kính khí quyển là các loại tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển tới mặt đất và phản xạ lại thành các bức xạ sóng dài. Một số phần tử trong quá trình này bao gồm carbon dioxide (CO₂), methane (CH₄), nitrous oxide (N₂O), và hơi nước. Các phân tử này có khả năng hấp thụ và giữ lại một phần bức xạ. Bên cạnh đó, hiệu ứng nhà kính khí quyển là yếu tố chính duy trì sự ấm áp của hành tinh và giúp cân bằng nhiệt độ toàn cầu.
3. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, bao gồm:
- Khí CO2 – khí nhà kính:
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2. Khí CO2 trong khí quyển được coi như một tấm kính dày bao phủ Trái Đất. Nếu không có tấm kính lớn này thì nhiệt độ Trái Đất âm khoảng 15 độ C, có khi lên âm 23 độ C. Tuy nhiên, thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C, điều này cho thấy hiệu ứng đã làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên 38 độ C. Khí CO2 được sinh ra từ các hoạt động khai thác, sản xuất và sinh hoạt của con người. Điều này đã khiến cho khí CO2 tăng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng hơn..
- Khí metan (CH4):
Khí metan (CH4) với tỉ lệ 13% trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo các chuyên gia nghiên cứu, mỗi phân tử CH4 có khả năng giữ nhiệt gấp 21 lần so với khí CO2. Khí metan sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, phân hủy các chất hữu cơ, cháy rừng, từ quá trình lên men đường ruột của động vật,..
- Khí chloro fluoro carbon (CFC):
Trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính, khí CFC chiếm 20%. Khí CFC thải ra không khí sẽ bay lên tầng khí quyển, từ đó làm mòn tầng ozon bao phủ quanh Trái Đất. Khí này được sử dụng nhiều nhất là trong ngành công nghiệp. Các nhà máy sản xuất máy điều hòa, hệ thống làm lạnh và hệ thống bình chữa cháy chứa rất nhiều khí CFC. Bên cạnh đó, nó còn có trong một số loại thuốc xịt, quy trình làm sạch thiết bị điện tử và dùng trong quá trình hóa học.
- Khí oxit nitơ (N2O):
Khí N2O chỉ chiếm 5% trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính, nhưng so với CO2 thì mỗi phân tử N2O lại có khả năng giữ nhiệt gấp 270 lần. Khí oxit nitơ sinh ra từ quá trình đốt cháy chất thải rắn, khí thải từ các phương tiện giao thông và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khác. Trung bình lượng khí N2O đang tăng hàng năm khoảng 0,2 – 3%.
- Khí ozon (O3):
Ozon là thành phần chính của tầng bình lưu và chiếm 8% trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Ở độ cao từ 19 đến 23 km so với mặt đất, khí ozon tập trung chủ yếu ở đó khoảng 90% để bảo vệ sinh quyển. Theo nghiên cứu ước tính, khí ozon đã giảm 5% và nồng độ đang ngày càng suy giảm do phân hủy ozon vượt quá khả năng tái tạo.Ngoài một số nguyên nhân được kể trên thì còn có một số khí như SO2, SF CF3 và hơi nước. Thêm vào đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và gia tăng dân số cũng tác động xấu tới nhiệt độ Trái Đất.
4. Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là gì. Vậy ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đang gây ra những hậu quả gì tới môi trường và Trái Đất? Dưới đây là một số hậu quả hiệu ứng nhà kính, cụ thể:
- Con người:
Sức khỏe của con người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều dịch bệnh xuất hiện và bùng phát nhanh chóng, làm giảm hệ miễn dịch của con người. Thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh, vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, các khí thải độc hại thải ra môi trường cũng làm gia tăng bệnh tật. Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt còn ảnh hưởng tới năng suất của nông nghiệp sụt giảm, khiến cho tình trạng thiếu nguồn cung lương thực.
- Nguồn nước:
Hiệu ứng nhà kính cũng đã ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nước. Khi mùa hè nắng nóng, khô hạn kéo dài, dẫn tới cạn kiệt nguồn nước, thiếu nguồn nước sạch để con người sinh hoạt, sản xuất,… Điển hình là hiện tượng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng nghiêm trọng, đã dẫn đến sự khan hiếm nước ngọt.
- Động thực vật:
Sự nóng lên của Trái Đất khiến cho hệ sinh thái, môi trường sống của động thực vật thay đổi. Các sinh vật phải thích nghi với môi trường khắc nghiệt, một số loài không thích ứng được và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, thời tiết khô hạn dẫn đến cháy rừng và con người chặt phá rừng để xây dựng công trình đã làm thu hẹp không gian sống của một số loài động vật.
- Tài nguyên biển:
Toàn cầu nóng lên, băng ở hai cực Trái Đất tan dẫn đến nước biển dâng cao là hậu quả của hiệu ứng nhà kính gây ra. Điều này làm cho diện tích đất của những hộ dân ở vùng quanh biển bị thu hẹp, một số thành phố ven biển trên thế giới đang có nguy cơ bị chìm trong nước biển và biến mất.
5. Biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính:
- Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, tích cực trồng thêm cây xanh và bảo vệ rừng nhằm giảm lượng khí CO2.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên như điện, nước, khoáng sản,… trong sinh hoạt và sản xuất là một cách để giảm hiệu ứng nhà kính.
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, đi bộ thay vì sử dụng ô tô, xe máy. Hơn nữa, khi điều khiển phương tiện hãy giữ lốp xe luôn căng và lái xe một cách hiệu quả để giảm tiêu thụ nhiên liệu.
- Dùng các nguồn năng lượng sạch như mặt trời, gió, pin cát,… để hạn chế phụ thuộc dùng nhiên liệu hóa thạch.
- Giảm lượng rác thải, tận dụng các sản phẩm có thể tái chế và tái sử dụng như giấy, thủy tinh, báo,… Bên cạnh đó, mua sản phẩm được sản xuất thân thiện với môi trường và có ít bao bì.
- Chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi sang trồng các giống cây ngắn ngày.
- Nên tiêu thụ thực phẩm địa phương theo mùa và cân nhắc giảm lượng tiêu thụ thịt trong ăn uống, thay vào đó là các thực phẩm từ thực vật.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình phù hợp để nâng cao đời sống và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người về hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu nhằm tăng tính trách nhiệm, ý thức của mỗi cá nhân. Đồng thời, đẩy mạnh các cuộc thi ở các trường học và hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường.
FAQs:
Bài viết trên là tất tần tật thông tin về hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp. Hiểu rõ về hiệu ứng nhà kính không chỉ giúp chúng ta nhận thức được sự quan trọng về bảo vệ môi trường mà còn cần áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó. Hãy bắt đầu ngay bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ như tiết kiệm năng lượng, tái chế và bảo vệ rừng để chung tay giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính. Liên hệ với Alternō nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc bảo vệ môi trường!
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net