Trong tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng lên, chất lượng không khí suy giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Chính vì vậy mà các biện pháp bảo vệ môi trường không khí là việc cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Alternō tìm hiểu ô nhiễm không khí là gì, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp bảo vệ như thế nào nhé!
1. Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là hiện tượng khi các chất độc hại, bụi bẩn và khí thải xâm nhập vào bầu không khí. Các tác nhân gây ô nhiễm này thường bao gồm khói bụi từ xe cộ, nhà máy, nông nghiệp hay khí lạ, phóng xạ, hơi hữu cơ,…
Chúng đã tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh vật cũng như góp phần làm biến đổi khí hậu. Vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp khắc phục bảo vệ môi trường không khí để cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân từ tự nhiên: Các hiện tượng thời tiết như bão, lốc xoáy hay núi lửa phun trào, thời tiết giao mùa đã tạo ra bụi và khí gây ô nhiễm không khí.
- Khí thải từ phương tiện giao thông: Các phương tiện như xe ô tô, xe máy,.. thải ra khí độc như CO, NOx và bụi mịn.
- Sản xuất công nghiệp: Các nhà máy, xí nghiệp thải ra khí thải nồng độ cao và bụi từ quá trình sản xuất.
- Hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và đốt rơm rạ, đốt rẫy trong nông nghiệp cũng tạo ra các chất ô nhiễm không khí.
- Hoạt động xây dựng: Các công trình xây dựng nhà ở, cao tầng, đường cao tạo ra bụi, khí thải từ máy móc, gây ô nhiễm không khí.
- Thu gom và đốt chất thải: Việc tập kết rác thải không đúng quy định hay đốt rác thải nhựa, vật liệu cũng làm cho không khí bị ô nhiễm.
- Hoạt động sinh hoạt: Việc sử dụng bếp than, củi và các nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt hay việc đốt rừng lấy đất đã làm tăng lượng khí bụi vào môi trường.
Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí này cần được kiểm soát và giảm thiểu để cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3. Hậu quả của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí đã gây ra hậu quả nghiêm trọng tới con người. Ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư,… ngày càng tăng.
Các hạt bụi mịn và khí độc như SO2 (Sulfur dioxide), NOx có thể làm tắc nghẽn đường thở, tăng huyết áp, gây viêm nhiễm trong cơ thể và suy giảm chức năng phổi. Bên cạnh đó, khí độc khi xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chức năng não, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Các bệnh lý từ nguyên nhân ô nhiễm không khí đã dẫn đến số người tử vong tăng lên và làm giảm tuổi thọ trung bình của mỗi người là 2 năm. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống và khả năng sinh hoạt ngoài trời của con người cũng bị ảnh hưởng.
Không chỉ con người mà các chất ô nhiễm còn làm suy giảm sức khỏe, sự phát triển của động thực vật. Không khí bị ô nhiễm dẫn đến mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn của động vật. Hơn nữa, ô nhiễm không khí góp phần làm biến đổi khí hậu cũng làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động thực vật.
4. Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Từ những nguyên nhân và hậu quả đã tìm hiểu ở trên thì chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng để cải thiện chất lượng không khí tốt hơn.
- Cây xanh hấp thụ khí CO2 và các chất độc hại, giải phóng oxy. Do đó, chúng ta cần trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc và bảo vệ rừng.
- Thay vì sử dụng các phương tiện cá nhân thì chúng ta nên ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng như xe đạp, xe buýt điện,..
- Tắt mọi thiết bị điện trong nhà khi không sử dụng bởi các thiết bị điện hoạt động, tránh làm tiêu hao điện năng. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng.
- Việc sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt,.. không phát ra khí carbon và không gây hại tới không khí.
- Di chuyển các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ra ngoài thành phố để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Quy hoạch và quản lý đô thị hóa đúng cách để hạn chế các hạt bụi mịn PM 2.5.
- Phát triển công nghệ sản xuất sạch cho các cơ sở, khu công nghiệp.
- Thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc xanh trong đô thị.
- Quản lý chặt chẽ, xử lý các nguồn thải ra môi trường, chôn lấp rác khoa học và hạn chế các hoạt động đốt cháy bếp than, củi, lò sưởi.
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, xây dựng văn hóa và đạo đức môi trường cho người dân, đặc biệt là những người sử dụng phương tiện giao thông và chủ cơ sở sản xuất.
>> Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ môi trường là gì? Các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững nhất
Ngoài ra, giải pháp lưu trữ năng lượng cho các hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có thể cân nhắc là đầu tư vào pin cát. Sử dụng pin cát để lưu trữ nhiệt, giúp bạn có thể sưởi ấm cho không gian hoặc tối ưu được quy trình sấy mà không phát ra khí thải.
Mỗi cá nhân chúng ta cần có những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường không khí trong lành. Hành động hôm nay không chỉ bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta mà còn tạo ra tương lai bền vững cho thế hệ sau. Hãy truy cập vào trang web của Alternō để xem thêm các bài viết hữu ích khác nhé!
>> Khám phá 10 biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả nhất
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net