Lò hơi là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các ngành công nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hơi nước phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc sưởi ấm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Alternō khám phá chi tiết hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của lò hơi ngay nhé!
1. Lò hơi là gì?
Lò hơi là thiết bị dùng để tạo ra hơi nước từ quá trình đun nóng nước hoặc chất lỏng bằng nhiệt năng từ nhiên liệu. Thiết bị này thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi, phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp như chế biến thực phẩm, dệt may, y tế,..
Lò hơi có chức năng chuyển hoá năng lượng từ nhiên liệu như khí đốt, than, dầu hoặc năng lượng điện thành nhiệt để làm nóng nước, tạo thành hơi nước. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại lò hơi khác nhau để đáp ứng nhu cầu như lò hơi làm mát, lò hơi công nghiệp, lò hơi ống nước,..
Tổng quan về thiết bị lò hơi
2. Nguyên lý hoạt động của lò hơi
Hoạt động của lò hơi đơn giản mà hiệu quả. Nguyên lý hoạt động dựa trên quá trình chuyển hóa điện năng từ nhiên liệu thành hơi nước. Bằng cách đốt cháy các nhiên liệu như khí đốt, than, dầu trong buồng đốt của lò hơi, nhiệt lượng sinh ra sẽ được truyền qua các đường ống trao đổi nhiệt. Nước trong đường ống này hấp thụ nhiệt và được đun sôi cho đến khi chuyển thành dạng hơi nước, tạo ra áp suất trong lò hơi.
Áp suất hơi nước được dùng để phục vụ cho các mục đích công nghiệp như cung cấp nhiệt cho hệ thống sản xuất, máy phát điện hoặc máy nén. Đồng thời, hệ thống còn được trang bị các van an toàn và cơ chế điều khiển để duy trì áp suất và nhiệt độ ổn định. Việc dùng nước tái chế giúp giảm lượng nước thải đồng thời tiết kiệm tài nguyên hiệu quả.
3. Cấu tạo của hệ thống lò hơi
Lò hơi được cấu tạo bao gồm các thành phần và hệ thống chính như sau:
3.1. Buồng đốt
Buồng đốt là bộ phận quan trọng của lò hơi bởi nó là nơi nhiên liệu được đốt cháy để tạo ra nhiệt. Buồng đốt gồm có béc đốt, chùm ống sinh hơi và chùm ống hấp thụ bức xạ nhiệt. Béc đốt giúp tạo khí hỗn hợp cháy và phân tán nhiên liệu. Chùm ống sinh hơi là nơi chứa nước nóng từ bức xạ nhiệt, tạo ra hơi nước.
Buồng đốt hoạt động ở nhiệt độ cao lên đến hàng trăm độ C. Bộ phận này được thiết kế kín để quá trình đốt cháy được kiểm soát tốt và đảm bảo khả năng hấp thụ nhiệt hiệu quả.
3.2. Hệ thống cấp nhiên liệu
Hệ thống cấp nhiên liệu này gồm có các thiết bị như xe xúc, xe múc, gầu tải, phễu chứa liệu và băng tải được sử dụng để cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt và không khí để hỗ trợ quá trình cháy. Thêm vào đó, hệ thống này còn được trang bị thêm cân khối lượng để có thể định lượng nhiên liệu vào lò hơi chính xác hơn.
3.3. Bộ chuyển nhiệt
Bộ chuyển nhiệt còn được gọi là bộ thu hồi nhiệt, gồm bộ sấy không khí và bộ hâm nước. Bộ chuyển nhiệt được đặt trong đường ống khói để tận dụng nhiệt lượng từ khói thải và truyền nhiệt cho không khí hoặc nước. Nhiệt từ các khí thải sau quá trình đốt cháy được truyền qua các ống kim loại, làm nóng nước hoặc chất lỏng trong hệ thống. Bộ thu hồi nhiệt có chức năng chính là giảm lượng khí thải ra môi trường và tăng hiệu suất cho lò hơi.
3.4. Ống khói và quạt hút
Sau khi các nhiên liệu cháy, các khí thải nóng sẽ được xử lý lọc bụi và quạt hút đẩy qua hệ thống ống khói, từ đó thải ra ngoài môi trường. Một số lò hơi hiện đại còn sử dụng bộ phận tái sử dụng nhiệt từ khí thải để tăng hiệu quả, làm giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Quạt hút và ống hút giúp đẩy các khí thải ra ngoài
4. Lò hơi để làm gì?
Vậy lò hơi dùng để làm gì? Lò hơi đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều nhà máy, xưởng sản xuất. Dưới đây là các công dụng chủ yếu của lò hơi:
- Lò hơi được dùng để cung cấp hơi nước cho các quy trình sản xuất như dệt may, chế biến thực phẩm,.. và nhiều ngành công nghiệp khác.
- Trong nhiều nhà máy, lò hơi không chỉ tạo ra hơi nước mà còn cung cấp năng lượng cơ học cho các máy phát điện hoặc các hệ thống động lực khác.
- Nguồn nhiên liệu của lò hơi không gây cháy nên có thể dùng để vận hành các thiết bị, máy móc mà các nguồn nhiên liệu khác không dùng được.
- Lò hơi còn có thể dùng cho các vị trí không được phép sử dụng điện hoặc nhiên liệu lửa.
- Trong các tòa nhà, khu công nghiệp hoặc bệnh viện, lò hơi còn có thể dùng để cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi, duy trì nhiệt độ ổn định trong môi trường làm việc hoặc sinh hoạt.
- Thêm vào đó, lò hơi cung cấp hơi nước an toàn, có hiệu quả sử dụng cao và giúp quá trình sản xuất đạt được năng suất cao.
- Trong ngành chế biến thực phẩm, lò hơi cung cấp hơi nước để hấp, nấu, tiệt trùng các thực phẩm như thịt, rau củ quả,..
- Việc sử dụng, lắp đặt lò hơi để cung cấp nhiệt và hơi nước giúp giảm chi phí đáng kể.
5. Các loại lò hơi phổ biến
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại lò hơi khác nhau, cụ thể như sau:
5.1. Lò hơi tầng sôi
Lò hơi tầng sôi hoạt động để đốt cháy nhiên liệu, trong đó các vật liệu như đá, cát, xỉ ở trạng thái sôi. Khi nhiên liệu được đưa vào lò, luồng khí nóng đẩy các hạt vật liệu lên và tự động bốc cháy. Luồng khí gió nóng này không chỉ giúp các lớp sôi chuyển động lên xuống mà còn cung cấp oxi cho quá trình cháy.
Lò hơi tầng sôi có ưu điểm nổi bật là tiết kiệm chi phí sản xuất, không tạo ra chất độc hại, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, loại lò hơi này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, dệt may,…
5.2. Lò hơi đốt than
Loại lò hơi này sử dụng than làm nhiên liệu chính với nguyên lý khi đốt cháy than để tạo ra nhiệt. Khi nhiệt thoát ra, hơi nước ngưng tụ thành nước. Đây là loại lò hơi phổ biến trong các nhà máy sấy thực phẩm hoặc các khu nghỉ dưỡng, khách sạn.
5.3. Lò hơi đốt củi
Lò hơi sử dụng nhiên liệu là gỗ, củi để đun sôi nước để tạo ra nhiệt và cung cấp cho các hoạt động công nghiệp. Lò hơi đốt củi được thiết kế bộ lọc dạng túi, hệ thống lọc bụi và bộ lọc dạng tĩnh điện. Thêm vào đó, nhiên liệu gỗ, củi dễ tìm kiếm, giá rẻ, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo cung cấp nhiệt, hơi ổn định cho hệ thống.
5.4. Lò hơi ống nước
Trong lò hơi ống nước có chứa các đường ống nước và sử dụng nguyên liệu chủ yếu là than, dầu và khí. Khi đốt cháy, nhiệt lượng được truyền từ buồng đốt qua các ống chứa nước. Loại lò hơi này có áp suất vận hành cao nhất là 180 bar tương đương với sản lượng hơi khoảng 300 tấn/h, chịu được áp suất cao. Hơn nữa, lò hơi ống nước còn có bộ hâm nhiệt, bộ quá nhiệt, bộ tiết kiệm và bộ khử quá nhiệt.
5.5. Lò hơi ống lửa
Lò hơi ống lửa sử dụng nhiên liệu như dầu hoặc khí với thiết kế các ống chứa khói đi qua nước trong bình chứa. Áp suất giới hạn có khoảng 30 bar với sản lượng hơi tương đương khoảng 30 tấn. Loại lò hơi này có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành nên thường được ứng dụng với các nhà máy, xưởng sản xuất có công suất hoạt động nhỏ đến trung bình.
Với những thông tin chi tiết ở trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý và công dụng của lò hơi. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc tham khảo nhé!
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net/vi/