Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, Alternō sẽ hướng dẫn bạn cách lắp điện năng lượng mặt trời đơn giản và đảm bảo đúng kỹ thuật. Theo dõi ngay để xem chi tiết quy trình các bước cũng như nắm vững một số lưu ý, nguyên tắc khi lắp điện mặt trời nhé!
1. Cách lắp điện năng lượng mặt trời
Dưới đây cách lắp điện năng lượng mặt trời chi tiết, cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn vị trí và kích thước mái nhà
Để đảm bảo không gian lắp đặt, bạn cần thực hiện đo kích thước mái nhà trước. Khi lắp, bạn không nên lắp chúng ở vị trí so với mép mái nhà hơn 12 inch và từ mái hiên là 16 inch. Bên cạnh đó, hướng đặt pin mặt trời cũng quan trọng để có thể hấp thu tối đa ánh sáng. Bạn nên đặt tấm pin mặt trời ở mái dốc và đảm bảo không bị bóng râm che khuất.
Bước 2: Lắp khung, giá đỡ
Để có thể lắp các tấm pin một cách chắc chắn thì bạn phải lắp đặt các giá đỡ dành cho mái nhà dốc hoặc thanh ray gắn kết dành cho mái nhà bằng phẳng. Để gắn các khung hay giá đỡ được chắc chắn, bạn nên dùng keo dính mái nhà, khoan và đính ốc vít. Điều này sẽ đảm bảo trời mưa nước sẽ không bị rò rỉ vào các lỗ trên mái nhà. Tốt hơn hết thì trước khi lắp, bạn hãy đọc kỹ và thực hiện các hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà
Sau khi gắn khung giá đỡ xong, tiến hành vận chuyển và đặt các tấm pin thành các chuỗi pin lên các khung giá đỡ và cố định. Bạn cần đảm bảo chúng được lắp chắc chắn, không bị trượt trên mái nhà. Khi đặt các tấm pin, lưu ý đặt cách nhau ít nhất 1 cm và khoảng cách giữa tấm pin và mái nhà ít nhất cách nhau 10 cm.
Bước 4: Lắp đặt biến tần/ inverter năng lượng mặt trời và ắc quy lưu điện (nếu có)
Xác định vị trí lắp đặt bộ biến tần và lưu điện. Hai thiết bị này cần được lắp đặt ở nơi có mái che hoặc trong nhà, đảm bảo an toàn về điện.
Bước 5: Đấu nối hệ thống dây điện
Đi dây giữa các tấm pin mặt trời và trước khi đấu dây song song, bạn nên nhớ kiểm tra điện áp của 1 string trước.
Bước 6: Kiểm tra lại tổng quan
Trước khi vận hành hoạt động, bạn cần kiểm tra lại tất cả từng phần kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống được lắp đặt đúng quy trình và kỹ thuật.
Hướng dẫn cách lắp điện năng lượng mặt trời đúng kỹ thuật
>> Xem thêm: Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình không?
2. Cách vận hành hệ thống điện năng lượng
Sau khi lắp điện năng lượng mặt trời, tiếp theo là bước vận hành nhằm kiểm tra hệ thống đã hoạt động ổn định chưa.
- Khởi động hệ thống
Để mở hệ thống điện mặt trời, bạn bật công tắc ON lên. Sau khi chế độ chờ kết thúc, tiến hành kiểm tra tình trạng của bộ biến tần và đèn led hiển thị trên màn hình hiện màu xanh lá cây. Màn hình hiển thị công suất đầu ra thì có nghĩa hệ thống đã hoạt động bình thường.
Hệ thống đang gặp sự cố thì đèn led sẽ hiển thị trên màn hình màu đỏ hoặc màn hình báo lỗi. Bạn kiểm tra xem lỗi hiện trên màn hình hiển thị là gì và kiểm tra lại thông số. Nếu không thể khắc phục, bạn cần liên hệ ngay với nhà sản xuất để được hướng dẫn.
- Vận hành hệ thống
Khi hệ thống hoạt động ổn định bình thường thì sẽ tự động chuyển đổi theo thời gian. Bạn có thể kiểm tra thông qua app trên điện thoại hoặc màn hình hiển thị của inverter.
3. Các lưu ý trước khi lắp đặt
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Trước khi lắp điện năng lượng mặt trời, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Tính tổng lượng tiêu thụ điện của các thiết bị điện trong gia đình.
- Tính công suất thực tế mà hệ thống pin cung cấp.
- Tính bộ sạc ắc quy và dung lượng ắc quy cho hệ thống pin.
- Tính toán thông số cho bộ biến tần inverter của hệ thống pin mặt trời.
Một số lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống
4. Nguyên tắc an toàn cần biết khi lắp hệ thống điện mặt trời
Ngoài các bước trong cách lắp điện năng lượng mặt trời thì bạn cần nắm vững một số nguyên tắc an toàn quan trọng sau đây đảm bảo hiệu suất tốt nhất:
4.1 Không gây áp lực lên tấm pin
- Không gây áp lực lên tấm pin bằng cách ngồi hay dẫm lên để tránh tình trạng tấm pin bị hư hỏng, có thể còn gây thương tích hoặc sốc điện cho bạn.
- Không nên thả hoặc để bất kỳ đồ vật gì lên trên tấm pin để tránh để lại dấu vết hoặc trầy xước, làm giảm hiệu quả hấp thụ năng lượng mặt trời.
4.2 Dừng hoạt động khi thời tiết xấu
- Để đảm bảo an toàn, khi điều kiện thời tiết xấu như mưa to, gió lớn phải dừng mọi hoạt động. Khi có gió lớn, làm việc ở trên mái nhà sẽ làm hỏng hệ thống và bạn dễ bị mất thăng bằng.
- Bên cạnh đó, trong thời tiết ẩm ướt, mưa lớn dễ trơn trượt và các dụng cụ ướt sẽ gây ra một số trường hợp nguy hiểm tới người thực hiện lắp đặt như trượt chân, điện giật,…
Kiểm tra khu vực lắp đặt không bị hư hỏng và mái nhà đủ mạnh để hỗ trợ các tấm pin
4.3 Đảm bảo khu vực lắp đặt, mái nhà không bị hư hỏng
- Khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên mái, bạn hãy kiểm tra tấm phủ không bị ướt hoặc mái nhà không bị hỏng.
- Không chỉ đảm bảo mái nhà không bị ướt hay hỏng, bạn cũng cần đảm bảo mái nhà đủ mạnh để hỗ trợ trọng lượng các tấm năng lượng được đặt ở phía trên.
- Nếu bạn lựa chọn lắp đặt ở không gian khác ngoài mái nhà thì cần đảm bảo khu vực bên dưới thiết bị luôn thông thoáng, sạch sẽ và không có các vật lạ khác.
4.4 Kiểm tra biện pháp an toàn
- Bạn cần sử dụng quần áo bảo hộ như giày chống trượt, quần áo làm việc vừa vặn, găng tay cách điện, mũ bảo hiểm, dây nịt và lưới an toàn. Việc này vừa giúp bạn di chuyển dễ dàng mà còn tránh tai nạn lao động, bảo vệ bản thân an toàn.
- Khi làm việc với hệ thống pin mặt trời, bạn không nên tháo tất cả trang sức bằng kim loại để tránh gây ra điện giật.
- Không thực hiện lắp đặt một mình, luôn cần có người làm việc cùng để hỗ trợ và phòng ngừa trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm tra lại tất cả các dụng cụ làm việc còn sử dụng tốt để đảm bảo an toàn.
- Không nên lắp tấm pin ở vị trí gần biển trong bán kính 0.3 m hoặc nơi có nhiều sương mù. Sương mù và hơi nước sẽ có thể gây nguy hiểm cho người lắp đặt.
5. Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ điện năng lượng mặt trời
Việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau thời gian sử dụng rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu và kéo dài tuổi thọ. Tùy vào môi trường và mức độ bụi bẩn của khu vực mà bạn có thể xem xét kiểm tra hệ thống theo chu kỳ thường xuyên hay ít hơn trong năm:
5.1 Kiểm tra hiệu suất và vệ sinh tấm pin mặt trời
Hãy kiểm tra bề mặt tấm pin xem có bị bám bụi, trầy xước hay hư hỏng không để tiến hành vệ sinh hoặc sửa chữa khi cần thiết. Trong các môi trường dễ bám bụi như xưởng sản xuất hoặc khu công nghiệp, nên kiểm tra định kỳ thường xuyên. Đối với môi trường trong lành, ít bụi bẩn, có thể kiểm tra hai lần mỗi năm, còn với môi trường trung bình, ít bám bụi, việc kiểm tra nên diễn ra 3-4 lần mỗi năm.
5.2 Kiểm tra thiết bị vận hành và hệ thống dây dẫn
Sau thời gian hoạt động, hệ thống dây dẫn hoặc các thiết bị có thể bị tác động bởi các yếu tố môi trường xung quanh, dẫn đến quá trình vận hành kém hiệu quả hơn. Hãy đảm bảo rằng các dây cáp, kết nối vẫn còn chắc chắn, không có dấu hiệu oxy hóa. Đồng thời, bạn hãy kiểm tra bảng điều khiển và inverter hoạt động bình thường, không có dấu hiệu hư hỏng.
6. Câu hỏi thường gặp về cách lắp đặt hệ thống điện mặt trời?
- Những sai lầm thường gặp khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời là gì?
Giải đáp: Khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, có một số sai lầm phổ biến mà người dùng và các nhà thầu thường gặp phải. Điển hình như lựa chọ kích thước hệ thống không phù hợp, lắp không đúng hướng hoặc góc nghiêng. Khi lắp đặt không tuân thủ quy định và tiêu chuẩn, thiết kế hệ thống không tính bóng râm hoặc không kiểm tra, bào trì hệ thống định kỳ.
- Chi phí lắp đặt tấm pin mặt trời ở Việt Nam là bao nhiêu?
Giải đáp: Chi phí lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời ở Việt Nam còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm công suất, loại tấm pin, chất lượng thiết bị, vị trí lắp đặt, và các dịch vụ đi kèm. Do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để được tư vấn và báo giá lắp điện năng lượng mặt trời chính xác nhất.
Bài viết trên là cách lắp điện năng lượng mặt trời và một số lưu ý khi lắp đặt để đảm bảo an toàn. Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn nắm được quy trình chi tiết lắp điện năng lượng mặt trời. Còn nếu bạn không phải là người chuyên về kỹ thuật điện mặt trời thì có thể liên hệ với nhà sản xuất hoặc các đơn vị có kinh nghiệm trong nghề để được hỗ trợ tư vấn để thực hiện việc lắp đặt suôn sẻ hơn nhé.
>> Tìm hiểu thêm: Chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình chi tiết nhất
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net