Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và giải pháp khắc phục

Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nóng được cả toàn cầu quan tâm. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bắt nguồn từ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp,… Trong bài viết này, hãy cùng Alternō tìm hiểu chi tiết hơn các nguyên nhân này và đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ bầu không khí trong sạch hơn nhé!

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là chi tiết các nguyên nhân:

1.1. Sản xuất công nghiệp

Hoạt động công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Các nhà máy, xí nghiệp và cơ sở sản xuất thải ra lượng lớn các khí thải độc hại như CO2, CO, NOx, SO2,… và các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá. Điều này không chỉ gây ra ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Ô nhiễm không khí là gì
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp

1.2 Sản xuất nông nghiệp

Không chỉ hoạt động sản xuất từ công nghiệp mà nông nghiệp cũng làm ô nhiễm bầu không khí. Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu vừa làm ô nhiễm đất vừa giải phóng khí NH3 (Amonia) vào không khí. Hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm cũng thải ra khí CH4 và việc đốt rơm rạ trên cánh đồng tạo ra khói, bụi, khí metan, CO2 vào môi trường.

1.3. Phương tiện giao thông

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là từ các phương tiện giao thông hoạt động liên tục. Các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu để vận hành, thải ra môi trường các khí độc hại như CO2, NOx, CO,.. Đặc biệt là những phương tiện đã cũ sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu và thải ra lượng khí càng lớn.

1.4. Thu gom, xử lý rác thải

Việc thu gom rác thải không đúng nơi quy định hay rác thải xả ra quá nhiều làm cho các khu tập kết rác không xử lý được hết, tạo ra mùi hôi. Hay một số người còn đốt rác thải, tạo ra nhiều khí độc hại, bụi, càng làm gia tăng ô nhiễm không khí.

Tác hại của ô nhiễm không khí
Việc thu gom, xử lý rác không đúng cách làm không khí thêm ô nhiễm

1.5. Hoạt động sinh hoạt

Trong các hoạt động nấu nướng có sử dụng các nguyên liệu như than, củi, gas để đốt cháy cũng tạo ra lượng lớn khí độc hại như CO, NOx, CO2,… vào môi trường không khí. Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa liên tục cũng tốn nhiên liệu hóa thạch, từ đó tạo ra khí thải carbon.

1.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và việc khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng không kiểm soát, sản sinh ra nhiều bụi và khí thải từ các công trình. Các vật liệu khi vận chuyển cũng gây ra các bụi bẩn ra đường. Điều này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

1.7. Hoạt động quân sự, quốc phòng

Các chất độc từ hoạt động chiến tranh, nghiên cứu quân sự đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới con người. Mặc dù chiến tranh đã qua rất lâu nhưng dấu tích để lại vẫn còn nhiều như các nạn nhân chất độc màu da cam. Bên cạnh đó là mối đe dọa từ bom hạt nhân, nếu bị rò rỉ sẽ tác động xấu tới hàng triệu người.

1.8. Cháy rừng

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí không thể thiếu chính là cháy rừng. Khi rừng bị cháy tạo ra lượng lớn khí CO2 và Nito Oxit, làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, từ đó gây hại cho cả con người lẫn cả hệ sinh thái. Bên cạnh đó, cháy rừng còn góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Cháy rừng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm bầu không khí

1.9. Gió bụi

Khi gặp các cơn gió mạnh, các khí thải chưa được xử lý và các hạt bụi bẩn được thổi bay đi xa trên diện rộng. Việc này kéo theo ô nhiễm bầu không khí lan sang các khu vực khác và còn ảnh hưởng tới sinh vật, con người ở đó.

1.10. Lốc xoáy và bão

Các cơn bão và lốc xoáy cũng tác động xấu đến môi trường không khí. Hai hiện tượng này tạo ra khí NOx kèm theo các bụi mịn, làm cho chất lượng không khí ngày càng giảm.

1.11. Núi lửa phun trào

Hiện tượng núi lửa phun trào sẽ thải ra lượng khí sulfur dioxide, lưu huỳnh, bụi tro,… từ trong lớp dung nham. Những khí này không chỉ làm tăng ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới con người, thực vật.

1.12. Thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa thường sẽ xuất hiện nhiều lớp sương mù dày đặc, làm cho lớp bụi mịn không thoát ra được, từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm bầu không khí cho nhiều khu vực.

2. Hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra

Từ những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đã mang đến nhiều hậu quả ảnh hưởng tới động thực vật. Các hợp chất có trong không khí như CO2, CO, SO2,.. đã làm giảm hệ miễn dịch và tắc nghẽn khí quản của động vật. Khói bụi và các hóa chất từ khu công nghiệp đọng lại có thể gây ra hiện tượng mưa axit – loại mưa này có thể làm chất cây cối, vi sinh vật và hư hỏng nông sản. Hơn nữa, hợp chất HF còn làm cho các loại cây ăn quả rụng lá, dẫn đến cây bị chết dần, ảnh hưởng gián tiếp tới tăng hiệu ứng nhà kính.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và động thực vật

Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới con người không kém. Tỷ lệ người mắc bệnh về ung thư, hô hấp,… ngày càng tăng, từ đó làm giảm tuổi thọ trung bình của mỗi giảm là 2 năm. Các khí độc hại cùng bụi mịn còn gây nên các bệnh về hô hấp, hen suyễn và bệnh liên quan tim mạch. Ngoài ra, chúng còn tác động lên các hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, tự kỷ, Alzheimer,..

3. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, mỗi chúng ta cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân, thay vào đó khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp, xe điện thân thiện với môi trường.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách tái chế, phân loại, đổ rác đúng nơi quy định và không đốt rác. Bên cạnh đó, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng và ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng sạch thay thế các nhiên liệu hóa thạch, vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường.
  • Các nhà máy, xí nghiệp cần tuân thủ các quy định về khí thải nghiêm túc. Ngoài ra, sử dụng công nghệ lọc khí và xử lý chất thải để giảm thiểu khí độc thải ra môi trường.
  • Tạo không gian xanh, trồng cây xanh ở các khu vực công cộng, sân thượng,… để cải thiện chất lượng không khí và góp phần bảo vệ môi trường.
  • Tổ chức các chiến dịch truyền thông và các hoạt động như trồng cây, tái chế rác nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm không khí.
  • Đầu tư vào hệ thống máy móc, công nghệ xử lý rác thải hiện đại để lọc và làm sạch không khí, giảm lượng khí độc phát ra từ các bãi rác.

Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và hậu quả ảnh hưởng như thế nào. Để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của chính chúng ta, hãy cùng bắt tay hành động và áp dụng các giải pháp ngay hôm nay nhé!

  • Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 0888 617 000
  • Zalo: 0888 617 000
  • Mail: vietnam@alterno.group
  • Website: https://alterno.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *