Cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản ngay tại nhà

Trong tình trạng ô nhiễm tăng cao như hiện nay, các sản phẩm nông sạch đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, xu hướng làm nhà lưới trồng sạch cũng là giải pháp phổ biến được nhiều hộ gia đình ưu tiên. Trong bài viết này, hãy cùng Alternō khám phá cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản và chi tiết ngay trong khuôn viên nhà bạn nhé!

1. Mô hình làm nhà lưới trồng rau là gì?

Nhà lưới trồng rau là một mô hình nhà được thiết kế với khung kết cấu bằng thép hoặc trụ bê tông, gỗ và lưới chắn bao quanh giúp bảo vệ cây trồng bên trong tránh khỏi các yếu tố bên ngoài như thời tiết xấu, sâu bệnh và côn trùng. Nhà lưới tạo ra một môi trường lý tưởng giúp rau phát triển tốt, hạn chế được sự tấn công của sâu bệnh và tiết kiệm nước.

Hiện nay, mô hình nhà lưới được thiết kế đa dạng không chỉ phù hợp với không gian nhỏ như ban công, sân thượng mà còn có thể áp dụng cho các khu vực có diện tích rộng, mang lại năng suất và sản lượng nông sản sạch cao hơn.

Nhà lưới trồng rau sạch
Nhà lưới trồng rau sạch

2. Ưu điểm khi làm nhà lưới trồng rau

Việc làm nhà lưới để sản xuất rau sạch được nhiều người lựa chọn bởi vì nó có rất nhiều ưu điểm:

  • Bảo vệ cây trồng tránh khỏi những tác động xấu của thời tiết như mưa đá, gió to,… hiệu quả, từ đó giúp hạn chế tình trạng ngã đổ, hư hỏng vườn cây và đảm bảo sự ổn định cho năng suất cây trồng.
  • Bạn có thể ứng dụng mô hình nhà lưới này ở sân vườn, ban công hay sân thượng đều được mà không tốn chi phí vận hành, bảo dưỡng như làm nhà kính.
  • Quy trình xây dựng đơn giản, không tốn quá nhiều công sức, thời gian và nguyên vật liệu nên bạn hoàn toàn có thể trồng cây quanh năm và góp phần tăng sản lượng, năng suất để đáp ứng nhu cầu nông sản sạch hiện nay.
  • Nhà lưới tạo ra môi trường khép kín, cho phép người nông dân theo dõi và kiểm soát được các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và thông gió, tạo ra môi trường an toàn cho cây trồng phát triển.
  • Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu thay đổi bất thường và sâu bệnh dễ phát triển nhanh. Do đó, việc ứng dụng nhà lưới trồng rau giúp côn trùng và sâu bệnh gây hại khó xâm nhập vào và giảm sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
  • Nếu bạn lựa chọn những nguyên vật liệu tốt và thi công đúng kỹ thuật thì độ bền của nhà lưới có thể lên đến 20 năm. Tuy nhiên, cứ khoảng 2-3 năm bạn nên thay mới lưới một lần để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng.

3. Các cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản

Nhà lưới trồng rau được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, kích thước, nhưng có hai cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản là dạng nhà lưới kín và dạng nhà lưới hở.

3.1. Nhà lưới trồng rau dạng kín

Nhà lưới trồng rau dưới dạng mô hình nhà kính là loại nhà lưới mà phần mái, cửa ra vào và tường xung quanh đều được phủ kín hoàn toàn bằng lưới. Loại nhà lưới này được dùng để ngăn ngừa côn trùng, sâu bệnh, cát bụi hay các yếu tố môi trường bên ngoài không xâm nhập vào. Nhà lưới dạng kín thường được thiết kế kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Độ cao trung bình từ khoảng 3-4 m.

Ưu điểm của loại nhà lưới này là ngăn ngừa côn trùng xâm nhập, từ đó giảm sử dụng lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, tạo ra sản phẩm cây trồng an toàn với năng suất cao. Thêm vào đó, trồng rau trong nhà lưới dạng kín giúp hạn chế tác động từ môi trường, bạn có thể trồng rau quanh năm kể cả mùa mưa và cho sản lượng cây trồng chất lượng.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khi thông gió kém trong mùa nắng, nhiệt độ trong nhà lưới có thể cao hơn 1-2 độ C so với nhiệt độ bên ngoài, đặc biệt là các nhà lưới triển khai trên tầng cao của ngôi nhà, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng.

Mô hình nhà lưới trồng rau dạng kín
Mô hình nhà lưới trồng rau dạng kín

3.2. Nhà lưới trồng rau dạng hở

Nhà lưới trồng rau dạng hở chỉ được dùng lưới để che phần trên mái hoặc một phần tường xung quanh. Kiểu nhà lưới này chỉ có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của thời tiết như mưa, gió nhưng lại không ngăn được côn trùng xâm nhập. Nhà lưới trồng rau dạng hở cũng được thiết kế kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên với độ cao từ 2,0 – 2,5 m.

Do nó được làm dạng hở, chỉ che phần mái trên, tạo môi trường thông thoáng nên người dùng có thể trồng rau quanh năm. Hơn nữa, nhà lưới trồng rau dạng hở được thiết kế đơn giản, không tốn quá nhiều nguyên vật liệu nên chi phí triển khai thấp hơn so với nhà lưới dạng kín khoảng 50%.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì nó cũng có một số hạn chế là không có tác dụng ngăn sâu bệnh, côn trùng gây hại nên người trồng có thể vẫn cần dùng đến các sản phẩm hóa học, thuốc trừ sâu. Độ vững chắc của mô hình này cũng không cao, do đó muốn áp dụng cho quy mô lớn thì bạn cần phải nối các nhà lưới nhỏ lại với nhau.

4. Vật liệu cần thiết khi làm nhà lưới trồng rau

Trước khi đến phần cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản thì bạn cần nắm rõ và chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để triển khai một cách thuận lợi nhất:

4.1. Nguyên liệu làm khung nhà

Khung nhà lưới bao gồm cột nhà, xà dọc, xà ngang, các thanh bắt chéo, ống bê tông và các pat liên kết. Phần cột nhà, xà ngang, xà dọc, thanh bắt chéo có thể được làm từ trụ bê tông có cốt sắt hoặc sắt mạ kém với độ bền cao. Khung cần được thiết kế chắc chắn, có thể chịu được sức gió và thời tiết.

4.2. Thanh nẹp và ziczac

Thanh nẹp C và ziczac lò xo cần có để cố định lưới vào khung, đảm bảo lưới được cố định căng, không bị xê dịch, thổi bay khi có gió, bão hay không được đọng nước mưa trong quá trình sử dụng.

4.3. Lưới chuyên dụng

Một trong những vật liệu quan trọng của mô hình nhà là lưới che. Lưới cần phải đảm bảo che mưa, che nắng và có thể làm phân tán hạt mưa thành những hạt nước nhỏ li ti. Loại lưới này có thể là lưới đen, lưới trắng ngăn được sương muối hoặc lưới chắn côn trùng, tùy vào nhu cầu của mỗi người. Nếu bạn xác định đầu tư trồng lâu dài thì nên chọn loại lưới có sợi lưới dài, chắc chắn và có khả năng chống tia cực tím.

Nên chọn lưới có độ bền cao
Bạn nên chọn loại lưới có độ bền và đảm bảo sự chắc chắn

4.4. Hệ thống tưới tiêu

Để giúp tiết kiệm công sức, chi phí cũng như nhân công thì bạn có thể lắp đặt hệ thống tưới phun sương hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt cho nhà lưới. Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ cung cấp nước vào gốc cây dạng các giọt nước nhỏ, tiết kiệm nước. Còn hệ thống tưới phun sương tạo thành các hạt sương tưới trực tiếp lên cây, điều tiết khí hậu trong nhà lưới.

5. Hộ gia đình thì nên chọn loại nhà lưới trồng rau nào?

Nhà lưới trồng rau dạng hở và dạng kín đều có những ưu và nhược điểm riêng như đã phân tích ở phần trước. Để chọn được loại nhà lưới trồng rau phù hợp thì bạn nên cân nhắc mục đích và dự định trồng loại cây nào.

Nếu gia đình bạn muốn sản xuất rau sạch, phục vụ nhu cầu hàng ngày thì nên chọn làm nhà kính trồng rau mini vì mô hình này có thể ngăn chặn được các côn trùng, sâu bệnh xâm nhập và không cần dùng đến các sản phẩm hoá chất hay thuốc trừ sâu. Hiện nay nhu cầu thực phẩm sạch đang ngày càng được ưa tiên nên mô hình nhà lưới dạng kín cũng được áp dụng phổ biến hơn.

Còn nếu bạn trồng những loại rau ít bị sâu bệnh thì có thể cân nhắc sử dụng nhà lưới trồng rau dạng hở giúp tiết kiệm chi phí. Mặt khác, nếu gia định bạn không có đủ diện tích đất làm sân vườn hay không có nhu cầu rau sạch quá nhiều thì có thể làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng hoặc ban công nhà mình.

Mô hình làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng với kiểu vòm đơn giản hoặc vòm lắp ghép là phù hợp nhất. Để tạo mô hình nhà lưới đơn giản thì bạn có thể tự mua các dụng cụ, nguyên vật liệu về để làm khung và bọc lưới xung quanh. Mô hình này có ưu điểm là không cần trụ móng, phù hợp với những gia đình có diện tích hạn chế.

6. Cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tại nhà

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tại nhà:

  • Bước 1- Lên ý tưởng thiết kế: Để có thể triển khai nhà lưới một cách chắc chắn và bền vững thì không thể bỏ qua bước lên ý tưởng thiết kế. Bạn cần tính toán kích thước, số lượng nguyên vật liệu cần thiết và chi phí. Phần mái, chiều cao và khuôn nhà là những bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong mô hình nhà lưới. Bạn nên thiết kế nhà lưới theo tiêu chuẩn với chiều cao thấp nhất là 2.5m.
  • Bước 2 – Chọn và mua vật liệu: Sau khi đã lên ý tưởng thiết kế và tính toán chi phí sẽ giúp bạn mua được vật liệu phù hợp để xây dựng mô hình nhà lưới. Bạn nên lựa chọn loại lưới mắt nhỏ có độ bền cao, chịu được tác động của thời tiết và có thể ngăn được côn trùng xâm nhập.
  • Bước 3 – Triển khai lắp đặt mô hình nhà lưới: Bước cuối cùng là dựng khung và che phủ lưới theo thiết kế. Bạn nên phân chia khoảng cách các cột khung hợp lý với tỷ lệ đều nhau. Hơn nữa, bạn cần bọc các đầu khung bằng nilon hoặc nhựa để tránh bị rách lưới và đảm bảo lưới được cố định chắc chắn, không bị xô lệch.

Bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình nhà lưới và cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản mà Alternō đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn cùng tham khảo. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của chúng tôi qua hotline 0888 617 000 ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *