Giá lắp điện năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh thương hiệu, giá lắp điện năng lượng mặt trời cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm trước khi mua. Trong bài viết này, Alternō sẽ cung cấp thông tin chi tiết về giá cả và các yếu tố liên quan để bạn có cái nhìn toàn diện hơn khi lắp đặt hệ thống. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Giá lắp điện năng lượng mặt trời gồm những gì?

Chi phí lắp điện mặt trời có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các yếu tố quyết định giá lắp điện năng lượng mặt trời, bao gồm:

  • Chi phí vật liệu chính: Vật liệu chính ở đây là tấm pin năng lượng mặt trời. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu sản xuất tấm pin mặt trời với chất lượng, hiệu suất khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tấm pin có công suất và inverter chất lượng tốt thường có giá cao hơn nhưng mang lại hiệu quả hơn.
  • Chi phí vật liệu phụ: Chi phí vật liệu phụ sẽ bao gồm các thiết bị dùng trong tủ điện, cầu chì, dây dẫn chuyên dụng, cắt lọc sét, khung kẽm hoặc nhôm chuyên dụng,… Nếu hệ thống bao gồm ắc quy để lưu trữ năng lượng, chi phí sẽ tăng thêm do giá của các thiết bị lưu trữ.
  • Điều kiện lắp đặt: Đối với những mái nhà hay địa hình ổn định sẽ giúp giảm giá lắp điện năng lượng mặt trời so với các mái nhà có cấu trúc phức tạp hoặc ở trên cao. Đồng thời, khi gặp các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể yêu cầu thiết bị và lắp đặt chuyên nghiệp hơn.
  • Chi phí bảo trì và bảo hành: Một số công ty cung cấp dịch vụ bảo trì định kỳ với chi phí bổ sung. Bên cạnh đó, thời gian bảo hành và các dịch vụ hỗ trợ cũng có thể ảnh hưởng đến giá thành tổng thể.
  • Chi phí giấy phép: Một số khu vực yêu cầu giấy phép để lắp đặt hệ thống điện mặt trời, điều này có thể làm tăng chi phí.

Các yếu tố này cùng phối hợp sẽ quyết định giá lắp đặt điện mặt trời. Vì vậy, việc cân nhắc tất cả các yếu tố này là rất quan trọng để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.

chi phí lắp điện mặt trờiMột số yếu tố ảnh hưởng tới giá lắp điện mặt trời

2. Giá lắp điện năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất

2.1 Chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình

Dưới đây là mức chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình theo từng công suất:

Công suất Số tấm pin Điện tạo ra Chi phí tham khảo (triệu đồng)
Lắp điện mặt trời 3kWp 7 360 kWp Khoảng 45 – 60 triệu đồng
Lắp điện mặt trời 5kWp 12 600 kWh Khoảng 70 – 90 triệu đồng
Lắp điện mặt trời 10kWp 23 1.200 kWh Khoảng 140 – 180 triệu đồng
Lắp điện mặt trời 15 kWp 34 1.800 kWh Khoảng 220 – 260 triệu đồng

(Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm đọc)

Tổng chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời có thể dao động từ khoảng 35.000.000 đến 150.000.000 VNĐ cho một hệ thống nhỏ đến trung bình. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào quy mô của hệ thống, loại thiết bị, chi phí lắp đặt và các yếu tố khác như đã phân tích ở trên.

2.2 Chi phí lắp điện mặt trời cho doanh nghiệp

Dưới đây là bảng chi tiết chi phí lắp điện mặt trời dành cho doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh:

Công suất Chi phí tham khảo (triệu đồng)
Lắp điện mặt trời 50 kWp Khoảng 17 – 20 triệu VNĐ/1kWp
Lắp điện mặt trời 100 kWp Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp
Lắp điện mặt trời 300 kWp Khoảng 15 – 16 triệu VNĐ/1kWp
Lắp điện mặt trời 1.000 kWp Khoảng 12 – 13 triệu VNĐ/1kWp

(Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm đọc)

chi phí lắp điện mặt trời sẽ tùy thuộc vào quy mô dự án, chất lượng thiết bị và nhà cung cấp dịch vụ. Lựa chọn hệ thống điện mặt trời không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí năng lượng lâu dài mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường.

3. Dự toán chi phí lắp điện năng lượng mặt trời

Để dự toán được chi phí lắp điện năng lượng mặt trời, có hai cách như sau:

Cách thứ nhất: Tính theo công suất kWp

Chi phí đầu tư lắp điện mặt trời hòa lưới có thể được tính theo công suất kWp. 1kWp sẽ cần 2 đến 3 tấm pin mặt trời để có thể tạo ra 4-5kWh/ngày. Do đó, với 1kWp sẽ tạo ra được 150kWh, tương đương với khoảng 150 số điện/tháng. 

Giá trung bình cho mỗi kWp điện mặt trời dao động từ 13 đến 15 triệu đồng. Dựa vào mức tiêu thụ điện hàng tháng của gia đình bạn và sản lượng điện mà mỗi kWp có thể tạo ra, bạn có thể dễ dàng tính toán số kWp phù hợp cho nhu cầu của gia đình mình.

năng lượng mặt trời giá bao nhiêuDự toán chi phí lắp điện năng lượng mặt trời theo công suất

Cách thứ hai: Thông qua số tiền điện hàng tháng

Ngoài việc tính chi phí đầu tư lắp điện mặt trời theo công suất, bạn có thể dự toán chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới thông qua kiểm tra số tiền điện hàng tháng mà gia đình bạn đang phải trả.

  • Trường hợp 1 – Hóa đơn tiền điện trung bình mỗi tháng dưới 1 triệu đồng: Với mức chi phí tiền điện mỗi tháng của bạn dưới 1 triệu đồng, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào hệ thống điện mặt trời với công suất 3,24 kWp. Với công suất này, khả năng sản xuất ra khoảng 390 kWh (tương đương với 390 số điện). Chi phí đầu tư cho hệ thống sẽ dao động từ 40 đến 50 triệu đồng.
  • Trường hợp 2 – Hóa đơn tiền điện trung bình mỗi tháng trên 1 triệu đồng: Nếu chi phí tiền điện mỗi tháng của bạn trên 1 triệu đồng, bạn có thể xem xét đầu tư hệ thống điện mặt trời với công suất từ 3,24 kWp đến 10,8 kWp. Chi phí cho mỗi kWp ước tính từ 13 đến 15 triệu đồng. Với hệ thống có công suất lớn thì thời gian hoàn vốn sẽ càng ngắn, chỉ mất khoảng 4 đến 5 năm. Sau thời gian này, bạn còn có khả năng thu được lợi nhuận từ chính hệ thống điện mặt trời này.

>> Giải đáp: Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình không?

4. Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt trời thường bao gồm các thành phần chính sau đây:

  • Tấm pin mặt trời: Các tấm pin mặt trời gồm nhiều tế bào quang điện được kết nối với nhau. Tấm pin mặt trời có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành điện năng một chiều (DC).
  • Bộ biến tần inverter: Biến tần có chức năng chuyển đổi điện một chiều (DC) do tấm pin tạo ra thành điện xoay chiều (AC) để sử dụng cho các thiết bị điện. 
  • Bộ điều khiển sạc (nếu có hệ thống lưu trữ): Bộ điều khiển có chức năng sạc năng lượng từ các tấm pin mặt trời vào ắc quy. Nó đảm bảo rằng các ắc quy không bị sạc quá mức hoặc xả quá mức, từ đó bảo vệ và tăng tuổi thọ cho hệ thống sạc lưu trữ mặt trời.
  • Khung và giá đỡ: Khung cố định hoặc khung có thể điều chỉnh góc nghiêng. Khung và giá đỡ có nhiệm vụ cố định các tấm pin mặt trời trên mái nhà hoặc trên mặt đất chắc chắn nhất.
  • Ắc quy: Các bình ắc quy giúp lưu trữ điện năng để sử dụng khi không có ánh nắng mặt trời hoặc khi điện lưới bị mất, nhu cầu sử dụng điện cao. 
  • Bộ đo lường: Bộ đo lường có nhiệm vụ giám sát hiệu suất và tình trạng hoạt động của hệ thống điện mặt trời. Các bộ đo lường cơ bản hoặc hệ thống giám sát trực tuyến có thể theo dõi từ xa qua các ứng dụng hoặc phần mềm.

giá lắp điện năng lượng mặt trờiCác bộ phận chính của hệ thống điện năng lượng mặt trời

5. Các loại hệ thống điện mặt trời phổ biến hiện nay

Việc ứng dụng điện mặt trời ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự đa dạng của các mô hình lắp đặt. Dưới đây là ba loại hệ thống điện mặt trời thường gặp:

5.1. Hệ thống điện mặt trời độc lập

Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều (DC), sau đó lưu trữ vào ắc quy và chuyển đổi thành điện xoay chiều (AC) để sử dụng. Hệ thống này đặc biệt phù hợp với:

  • Các khu vực vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới.
  • Hải đảo hoặc các nơi điện lưới không ổn định.

Đây là giải pháp tối ưu để cung cấp điện độc lập, giúp giảm phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống điện lưới quốc gia.

5.2. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Là mô hình phổ biến nhất hiện nay, hệ thống này tận dụng năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng và đấu nối trực tiếp vào mạng lưới điện quốc gia. Đặc điểm nổi bật:

  • Phù hợp cho cả gia đình và doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Cho phép bán lượng điện dư thừa lại cho ngành điện, tạo nguồn thu nhập bổ sung.

Hệ thống này thích hợp cho các khu vực có điện lưới ổn định và người dùng muốn tận dụng tối đa hiệu quả kinh tế từ nguồn năng lượng tái tạo.

5.3. Hệ thống điện mặt trời Hybrid

Hệ thống hybrid là giải pháp kết hợp giữa hệ thống hòa lưới và hệ thống độc lập. Điểm khác biệt là nó sử dụng thêm ắc quy để đảm bảo nguồn điện luôn sẵn sàng ngay cả khi mất điện lưới. Những trường hợp phù hợp:

  • Gia đình cần nguồn điện ổn định để vận hành các thiết bị quan trọng như tủ lạnh, camera giám sát, hoặc thang máy.
  • Các trung tâm dữ liệu, bệnh viện, trạm phát sóng viễn thông cần đảm bảo nguồn điện liên tục.

Mỗi loại hệ thống đều có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về giá lắp điện năng lượng mặt trời và các yếu tố ảnh hưởng tới giá lắp. Việc hiểu rõ các thành phần cấu tạo và chi phí liên quan sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tài chính chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ các kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành để có quyết định phù hợp. Nếu bạn cần tư vấn về giải pháp lưu trữ điện năng lượng mặt trời, hãy liên hệ ngay với Alternō qua hotline 0888 617 000 nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *