Nguồn năng lượng truyền thống hiện nay ngày càng cạn kiệt và mức tiêu thụ điện ngày càng cao. Nhiều người đang cân nhắc và đặt ra câu hỏi “có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình không?”. Để giải đáp cho câu hỏi thắc mắc này, hãy cùng theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của Alternō nhé!
1. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình?
Câu trả lời là CÓ. Các hộ gia đình đang có hóa đơn tiền điện mỗi tháng từ 2 triệu trở lên thì nên đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời. Điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích cho các gia đình, phải kể đến như:
1.1. Chi phí lắp đặt giảm dần
Với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện nay đã giúp cho chi phí sản xuất các thiết bị giảm, từ đó chi phí hệ thống điện mặt trời cũng giảm dần. Vì vậy, hệ thống điện mặt trời ngày càng tiếp cận dễ hơn với nhiều hộ gia đình và việc lắp đặt trở nên phổ biến hơn.
1.2. Tiết kiệm tiền điện
Một trong những lợi ích to lớn khiến nhiều người quyết định sử dụng điện mặt trời là tiết kiệm tiền điện hàng tháng hiệu quả. Vì nếu sử dụng điện từ các nguồn năng lượng hóa thạch, gia đình sẽ phải trả một khoản tiền khá nhiều, đặc biệt là vào mùa hè và giờ cao điểm.
Khi đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo này, đặc biệt các gia đình có nhu cầu sử dụng điện lớn sẽ sử dụng nguồn điện lưới quốc gia ít, tiết kiệm chi phí tiền điện cũng như thân thiện với môi trường hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Giá lắp điện năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất
1.3. Tuổi thọ và hiệu suất lâu dài
Nhờ công nghệ sản xuất các tấm pin ngày càng hiện đại, hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ từ 25 đến 30 năm. Với tuổi thọ và hiệu suất gia tăng, số lượng tấm pin cần sẽ ít hơn, sản lượng điện lớn giúp các hộ gia đình có nguồn năng lượng ổn định cũng như nhanh hoàn vốn.
1.4. Không tốn chi phí vận hành, chỉ tốn chi phí ban đầu
Tuy chi phí đầu tư hệ thống năng lượng có thể cao, nhưng nó lại có tuổi thọ cao và không tốn thêm chi phí vận hành. Các tấm pin có thể sử dụng lên đến 20-30 năm nên không cần phải thay thế trong suốt vòng đời của hệ thống. Đối với bộ lưu trữ và biến tần, tuổi thọ thường khoảng 5 đến 10 năm, tùy vào từng loại thiết bị và thương hiệu.
1.5. Chủ động về nguồn điện
Hệ thống điện mặt trời lưu trữ hoặc hoạt động độc lập giúp người dùng không cần phải lo lắng khi điện lưới có vấn đề. Hệ thống được tích hợp pin hoặc ắc quy lưu trữ, do đó nguồn điện năng được lưu trữ trong pin/ắc quy được đưa ra sử dụng. Việc này giúp cung cấp nguồn điện ổn định trong sinh hoạt của gia đình.
1.6. Hoạt động ổn định
Hệ thống pin mặt trời có tuổi thọ cao trung bình 20-30 năm nên có thể sử dụng lâu dài và ổn định cho gia đình. Hơn nữa, hệ thống điện mặt trời hoạt động không gây tiếng ồn, không dùng động cơ nên không gây hao mòn. Chính vì vậy, bạn không phải bỏ thêm phí bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
1.7. Thân thiện với môi trường
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, không phát ra khí thải nhà kính. Chính vì vậy, sử dụng điện năng lượng mặt trời cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
2. Chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình
Chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình ngày càng giảm nhờ sự phát triển của công nghiệ và cạnh tranh trên thị trường. Chi phí của hệ thống này còn phụ thuộc các yếu tố như công suất, kích thước, thương hiệu, vị trí lắp đặt,… Do đó, bạn cần dựa vào mức tiêu thụ điện của gia đình và lựa chọn loại thiết bị lắp đặt.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho 1 kWp thường có giá thành khoảng từ 10 đến 15 triệu. Còn với hệ thống điện hòa lưới lưu trữ thì chi phí lắp đặt cho mỗi kWp dao động từ 20-25 triệu đồng. Hệ thống này cao hơn bởi nó được tích hợp thêm bộ lưu trữ điện.
Vì vậy, để lắp hệ thống điện mặt trời có công suất 3kWp thì chi phí là 70-90 triệu còn hệ thống có công suất 5-10kWp, chi phí khoảng từ 100 đến 250 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giá này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn nên tham khảo các công ty trong ngành để biết giá chính xác nhất.
3. Hộ gia đình nên lắp hệ thống điện mặt trời bao nhiêu kWp?
Để có thể trả lời cho câu hỏi này, bạn cần tính công suất tiêu thụ hàng tháng mỗi ngày. Công suất hệ thống có thể được tính theo công thức sau:
Công suất (kWp) = nhu cầu điện hàng tháng (kWh) / 30 / 4 (giả định hệ thống hoạt động hiệu quả trong 4 giờ ánh sáng mỗi ngày).
Ví dụ, nếu một gia đình tiêu thụ 600 kWh mỗi tháng, hệ thống điện mặt trời cần có công suất khoảng 5 kWp. Ngoài ra, cũng cần tính đến yếu tố cho các trường hợp như có mây mưa hoặc nhu cầu sử dụng tăng cao, do đó có thể xem xét lắp đặt hệ thống có công suất lớn hơn.
Những hộ gia đình thường có hóa đơn trên 2 triệu 1 tháng thì nên lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời từ 5-10 kWp. Còn hóa đơn tiền điện dưới 2 triệu thì bạn có thể cân nhắc lắp năng lượng mặt trời hay không.
Hi vọng với bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình?” ở đầu bài. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị lắp đặt hệ thống điện mặt trời thì hãy liên hệ với Alternō ngay hôm nay để nhận tư vấn và báo giá mới nhất nhé!
>> Xem thêm: Cách lắp điện năng lượng mặt trời chi tiết và dễ hiểu