CO2 hay khí cacbonic đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và tác động trực tiếp tới môi trường sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay nồng độ khí CO2 đang tăng cao do các hoạt động công nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch. Điều này đã ảnh hưởng tới hiệu ứng nhà kính và dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu. Trong bài viết này của Alternō, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, ứng dụng cũng như gợi ý một số biện pháp giúp giảm khí CO2 nhé!
1. Khí CO2 là gì?
CO2 còn có tên gọi khác là khí carbon dioxide hay khí cacbonic, bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết với hai nguyên tử oxi. Loại khí này không mùi, không màu và không vị. Ở thể rắn, nó còn gọi là băng khô. CO2 là một hợp chất có mặt trong khí quyển của Trái Đất. Nó được sinh ra qua các hoạt động tự nhiên như hô hấp của động vật, sự phân hủy của các chất hữu cơ và hoạt động của núi lửa.
2. Ứng dụng của khí CO2
Khi nhắc đến khí cacbonic, mọi người thường nghĩ đến biến đổi khí hậu, nhưng nó cũng có nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống. Dưới đây là một số ứng dụng chi tiết của khí CO2:
2.1. Công nghiệp:
- Carbon dioxide là nguyên liệu quan trọng trong chế biến và sản xuất phân bón Ure, methanol.
- Kết hợp máy hàn với khí cacbonic tạo ra công nghệ hàn MAG và MIG, giúp chống lại sự oxy hóa và bảo vệ các mối hàn.
- Khí CO2 được dùng trong bình chữa cháy để dập tắt lửa.
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy để tăng năng suất của bột giấy, kiểm soát mức độ pH cũng như giúp rửa sạch màu nâu và chất tẩy trắng.
- Khí cacbonic được dùng trong sản xuất khuôn đúc nhằm tăng độ cứng cho khuôn.
2.2. Công nghiệp thực phẩm:
- Khí cacbon đioxit được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm để chế biến, bảo quản thực phẩm. Nó giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, đồng thời kéo dài thời gian giữ cho thực phẩm được tươi lâu hơn.
- Sử dụng khí CO2 để tạo sủi bọt trong các loại nước giải khát có gas như coca, pepsi, nước khoáng,.. Các bọt khí này sẽ làm tăng cảm giác tươi mát và hương vị của đồ uống.
2.3. Y tế:
- Trong y tế, cacbonic được ứng dụng trong các quy trình nội soi nhằm mở rộng các khoang cơ thể, giúp bác sĩ dễ quan sát và thực hiện các bước nội soi hơn.
- CO2 còn có vai trò quan trọng trong một số thiết bị y tế hỗ trợ hô hấp và cân bằng oxi/cacbonic trong máu, độ pH trong cơ thể của bệnh nhân.
2.4. Đời sống:
- Cacbon dioxit tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật và dùng để nuôi trồng thực vật, giúp cây phát triển nhanh chóng.
- Một ứng dụng quan trọng của CO2 là thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), nhằm giảm lượng khí thải ra từ các nhà máy công nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu tác động của khí nhà kính đối với môi trường.
- Sử dụng băng khô làm sạch bề mặt thay cho cát, tạo hiệu ứng mây mù sân khấu hoặc mưa nhân tạo.
- Khí CO2 lỏng dùng để hòa tan trong dầu thô trong lòng đất, giúp làm giảm độ nhớt của dầu, từ đó giúp dầu chảy nhanh hơn vào các giếng hút.
- Cung cấp khí cacbon nén cho súng hơi, lốp bánh xe, phao cứu hộ,…
3. Vì sao CO2 là nguyên nhân tại ra hiệu ứng nhà kính
Khí cacbon dioxit là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính bởi vì nó có khả năng hấp thụ và phát xạ bức nhiệt xạ trong khí quyển. Khi mặt đất hấp thụ năng lượng từ mặt trời và bức xạ lại dưới dạng nhiệt (năng lượng hồng ngoại), CO2 trong khí quyển hấp thụ một phần năng lượng này, phát xạ lại một phần vào không gian và một phần trở lại bề mặt Trái Đất.
Nồng độ CO2 ngày càng gia tăng, làm tăng khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt và giữ lại nhiều nhiệt, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Do CO2 tồn tại lâu dài trong khí quyển và có lượng phát thải lớn từ các hoạt động của con người như phá rừng, đốt nhiên liệu hóa thạch, phân hủy rác thải, nó đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính đã và đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và con người như làm băng tan ở hai cực Trái Đất, mực nước biển dâng lên, biến đổi thời tiết, mất đa dạng sinh học.
4. Các nguồn phát thải CO2
Các nguồn phát thải CO2 được sinh ra từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Hoạt động hô hấp của sinh vật, quá trình quang hợp của thực vật.
- Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than dùng để sản xuất điện, sưởi ấm, chạy các phương tiện giao thông.
- Đốt và chặt phá rừng bừa bãi để lấy đất xây dựng, lấy gỗ.
- Hoạt động núi lửa phun trào, tạo ra nhiều khói bụi.
- Các hoạt động nông nghiệp như quản lý đất đai, chăn nuôi gia súc cũng tạo ra khí CO2 và các khí nhà kính khác từ phân bón, phân hủy xác động vật, xử lý chất thải.
- Các quy trình sản xuất trong công nghiệp như xi măng, thép, giấy và hóa chất thải ra cacbonic từ các phản ứng hóa học, đốt nhiên liệu.
5. Giải pháp giúp giảm thải khí CO2
Để giảm lượng khí thải CO2 cũng như giảm tác động của hiệu ứng nhà kính, dưới đây là một số giải pháp có thể ứng dụng như:
- Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, tuabin gió, pin cát, thủy nhiệt và địa nhiệt giúp giảm lượng CO2 thải ra so với các nguồn năng lượng truyền thống.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng bằng cách áp dụng các công nghệ tiết kiệm, lưu trữ năng lượng. Bên cạnh đó, trong quá trình thiết kế xây dựng các công trình thì nên dùng các vật liệu thân thiện với môi trường.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, phục hồi các vùng đất rừng bị tàn phá cũng như có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng để giữ vai trò hấp thụ khí cacbonic của chúng.
- Áp dụng các phương pháp trồng trọt hữu cơ, canh tác không đất cũng như giảm lượng phân bón hóa học để giảm lượng CO2 phát thải từ đất.
- Công nghệ CCS thu giữ CO2 từ các nguồn phát thải công nghiệp và lưu trữ nó dưới lòng đất hoặc trong các cấu trúc địa chất để ngăn không cho vào khí quyển.
- Ngoài những biện pháp ở trên, con người cần phải có ý thức giữ gìn môi trường, thay đổi thói quen tiêu dùng cá nhân, giảm nhu cầu năng lượng như giảm sử dụng điện, nước, sử dụng các phương tiện công cộng.
Khí CO2 là một phần không thể thiếu trong chu trình tự nhiên trên Trái Đất, nhưng nó cũng đang trở thành thách thức lớn trong tình hình biến đổi khí hậu gia tăng. Chính vì vậy, việc thực hiện các giải pháp giảm lượng khí thải là điều cần thiết để tạo sự bền vững cho môi trường. Hãy liên hệ với Alternō để biết thêm thông tin về giải pháp giảm khí CO2 và phát triển năng lượng sạch.
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net