Khí nhà kính là thuật ngữ ngày càng trở nên quen thuộc trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ khí nhà kính là gì và những nguyên nhân gây ra nồng độ khí nhà kính tăng cao và dẫn đến Trái Đất nóng lên? Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của Alternō nhé!
1. Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính là gì? Khí nhà kính (GhG hay GHG) là những loại khí tồn tại trong khí quyển, có khả năng hấp thụ các bức sóng xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi chiếu ánh nắng mặt trời. Sau đó nhiệt này được phân tán cho Trái Đất và tạo ra hiệu ứng nhà kính.
Các khí nhà kính chủ yếu trong bầu khí quyển của Trái Đất bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), và hơi nước (H2O), ozon (O3), và các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của các hành tinh như sao Hoả, sao Kim và Titan cũng có chứa các khí nhà kính. Các khí nhà kính này tác động rất lớn tới nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình là -18°C thay vì bình thường là 15°C, thấp hơn hơn nhiệt độ hiện nay khoảng 33°C.
Hiệu ứng này là một phần của hệ thống khí quyển tự nhiên giúp giữ cho nhiệt độ trái đất duy trì ở mức đủ ấm để duy trì sự sống. Tuy nhiên, do hoạt động của con người, đặc biệt là phá rừng, đốt nhiên liệu hóa thạch và nông nghiệp, lượng khí nhà kính trong khí quyển đã gia tăng mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt.
Tìm hiểu về khí thải nhà kính là gì
2. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi nồng độ khí nhà kính
Vậy những nguyên nhân gây ra khí nhà kính là gì? Hoạt động của con người trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chất thải, năng lượng và sản xuất công nghiệp là những nguyên nhân chính làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển.
2.1. Nông, lâm nghiệp
Nông nghiệp, lâm nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là khí CH4 và N2O. Các hoạt động như canh tác lúa, chăn nuôi gia súc, dùng đất nông nghiệp, phá rừng nhiệt đới và đốt nhiên liệu trong sản xuất nông nghiệp,… cũng đã góp phần phát thải khí nhà kính.
2.2. Chất thải
Quá trình xử lý và phân hủy chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ như thực phẩm và rác thải sinh hoạt, là một nguồn phát thải CH4, CO2 và N2O lớn. Các bãi chôn lấp là nơi chứa phần lớn chất thải rắn, đốt chất thải đều tạo ra khí nhà kính. Ngoài ra, việc xử lý nước thải, đặc biệt là trong các nhà máy xử lý, cũng có thể phát sinh một lượng khí nhà kính đáng kể.
Chất thải trong sinh hoạt và sản xuất làm gia tăng khí nhà kính
2.3. Năng lượng
Ngành năng lượng, đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí đốt), là nguyên nhân chính thải khí nhà kính lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng lượng phát thải. Khi các nhiên liệu này được đốt để sản xuất điện, vận hành các phương tiện giao thông hay trong các ngành công nghiệp, chúng giải phóng carbon dioxide (CO2) vào khí quyển. Sự gia tăng sử dụng năng lượng không tái tạo và sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính làm gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.
2.4. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp cũng góp một phần lớn vào việc làm tăng phát thải khí nhà kính. Các ngành công nghiệp như sản xuất vật liệu (xi măng, nhựa, thép) và hoá chất đều là những nguồn phát thải CO2, N2O đáng kể trong quá trình xử lý. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp khác phát thải các loại khí nhà kính mạnh như hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs) và sulfur hexafluoride (SF6), những khí này có tác dụng giữ nhiệt mạnh gấp nhiều lần CO2.
>>> Lưu ngay các giải pháp giảm lượng khí thải carbon hiệu quả tại đây.
3. Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
Việt Nam đang là một trong những quốc gia đang phát triển nên các ngành công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế cũng đều tăng trưởng. Đi cùng sự tăng trưởng này kéo theo là lượng phát thải nhà kính tại Việt Nam cũng gia tăng. Trong đó, ngành năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất ở Việt Nam, chiếm khoảng 60% tổng lượng phát thải. Việc sử dụng năng lượng hóa thạch như than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ cho sản xuất điện, giao thông, xây dựng và công nghiệp ngày càng tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kế, lượng khí thải nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ hơn 40% tổng lượng phát thải. Còn với ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành như sản xuất xi măng, thép, và hóa chất sử dụng nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và tạo ra lượng CO2 lớn trong quá trình sản xuất.
Cập nhật tình hình phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, lượng phát thải từ chất thải rắn trên khoảng 15 triệu tấn mỗi năm được thải ra, trong đó nguồn từ khu đô thị thải ra 80% lượng rác thải. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% chất thải rắn ở khu vực nông thôn và 70% ở khu vực đô thị được thu gom và xử lý đúng quy định.
Chất thải công nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng phát thải khí. Khí thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Khí thải CO2, N2O từ đốt rác thải cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.
>>> Tham khảo nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là gì và cách khắc phục.
4. Con người đã tạo ra khí nhà kính như thế nào?
Con người đã tạo ra khí nhà kính thông qua các hoạt động sản xuất, tiêu thụ và khai thác tài nguyên, dẫn đến việc gia tăng đáng kể lượng khí nhà kính trong khí quyển. Việc đốt nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên để sản xuất điện, vận hành giao thông hay cung cấp nhiệt trong công nghiệp đã tạo ra khí CO2 vào không khí.
Khai thác than, dầu khí và các bãi chôn lấp chất thải hữu cơ do con người gây ra đã tạo ra khoảng 55% lượng khí CH4. Để có thể cung cấp thực phẩm, con người đã chăn nuôi các gia súc và trồng lúa, dùng phân bón hoá học cũng đã chiếm khoảng 32% lượng khí N2O và CH4.
Thêm vào đó, việc chặt phá rừng và chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác hoặc đô thị làm giảm khả năng hấp thụ CO2 của cây cối. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất xi măng, thép và hóa chất, cũng tạo ra lượng khí nhà kính lớn, không chỉ là CO2 mà còn là các khí khác như hydrofluorocarbons (HFCs) và perfluorocarbons (PFCs). Tất cả những hoạt động này của con người đã và đang làm gia tăng mạnh mẽ lượng khí nhà kính, dẫn đến hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng.
Hoạt động canh tác nông nghiệp của con người tạo ra khí metan và N2O
>>> Xem thêm khái niệm liên quan: khí co2 là gì?
5. Biện pháp giảm phát thải khí nhà kính
Sau khi đã tìm hiểu rõ về khí nhà kính là gì và các nguyên nhân, tiếp theo là những biện pháp giúp giảm hiệu ứng nhà kính:
5.1. Trồng cây gây rừng
Thực hiện trồng cây xanh và bảo vệ rừng là công việc đơn giản, dễ thực hiện nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả. Bởi cây xanh có khả năng hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp. Đồng thời việc ngừng chặt phá rừng và khôi phục không chỉ giúp giảm lượng khí carbon mà còn giúp bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
5.2. Tiết kiệm điện
Để tạo ra điện, người ta thường đốt các nhiên liệu hoá thạch và nguyên liệu thô. Quá trình này diễn ra sẽ phát sinh ra lượng lớn khí carbon. Chính vì vậy các biện pháp sử dụng tiết kiệm các thiết bị điện, cải tiến quy trình sản xuất công nghiệp hoặc sử dụng năng lượng sạch sẽ giúp giảm phát thải đáng kể.
Sử dụng điện năng một cách tiết kiệm và hợp lý
5.3. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Hiện nay các phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu như ô tô, xe máy,.. đều thải ra nhiều khí ô nhiễm môi trường. Do đó, việc chuyển sang sử dụng các phương tiện chạy bằng năng lượng tái tạo hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus điện, xe đạp,.. là cách bảo vệ môi trường hiệu quả.
5.4. Tăng cường tuyên truyền
Việc nâng cao nhận thức của người dân thông qua các công tác truyền thông, tổ chức hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường để thay đổi hành vi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm khí nhà kính.
Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi thắc mắc ở đầu bài “khí nhà kính là gì?”. Từ những nguyên nhân, giải pháp trên, mỗi cá nhân chúng ta hãy cùng hành động và có ý thức để giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường sạch, bền vững hơn.
>>> Đón đọc thông tin thú vị về tín chỉ carbon là gì tại đây.
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net/vi/