Lắp pin năng lượng mặt trời không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong bài viết này, hãy khám phá cách lắp pin năng lượng mặt trời và các lưu ý quan trọng khi lắp đặt nhằm đảm bảo hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả nhất.
1. Cách lắp năng lượng mặt trời để tối ưu hiệu suất
Lắp pin năng lượng mặt trời không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điện năng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lắp pin năng lượng mặt trời một cách hiệu quả nhất.
1.1 Bước 1: Đo kích thước mái nhà
Trước tiên, bạn cần đo kích thước mái nhà để đảm bảo tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp với không gian có sẵn. Nên chọn khu vực có diện tích rộng rãi để có thể lắp đặt thêm các tấm pin trong tương lai. Đảm bảo rằng tấm pin được lắp đặt cách mép mái nhà ít nhất 12 inch và cách mái hiên 16 inch. Để tối ưu khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời, bạn nên lắp đặt tấm pin trên mái nhà dốc, hướng về phía mặt trời, tránh những khu vực bị che khuất bởi cây cối hoặc tòa nhà khác.
1.2 Bước 2: Lắp đặt giá đỡ và thanh ray
Sau khi xác định vị trí lắp đặt, tiến hành lắp đặt giá đỡ hoặc thanh ray gắn kết trên mái nhà. Hệ thống giá đỡ giúp tấm pin được lắp đặt ở góc độ phù hợp nhất để tối ưu hóa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đảm bảo rằng các tấm pin được giữ ở cùng một góc và chiều cao để duy trì hiệu suất sản xuất điện giống nhau. Sử dụng keo dính mái nhà và đinh vít để cố định khung lắp đặt, ngăn ngừa tình trạng rò rỉ nước.
Lưu ý đầu tiên là hướng lắp đặt tấm pin mặt trời
1.3 Bước 3: Gắn các tấm pin
Sau khi đã lắp đặt khung giá đỡ, tiến hành gắn các tấm pin lên khung. Đảm bảo rằng các tấm pin được cố định chắc chắn, tránh tình trạng trượt xuống khỏi mái nhà. Kết nối các tấm pin với nhau để tạo thành một hệ thống sản xuất điện năng. Hãy chắc chắn rằng tất cả dây điện đều được cách điện và chống thấm nước để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
1.4 Bước 4: Kiểm tra tổng quan
Bước cuối cùng trong cách lắp pin năng lượng mặt trời là chọn vị trí, hướng lắp đặt và độ nghiêng phù hợp để tối ưu hiệu suất cho hệ thống pin năng lượng mặt trời. Nếu bạn không tự tin thực hiện lắp đặt, hãy liên hệ với các chuyên gia hoặc đơn vị cung cấp để được hỗ trợ.
2. 3 Lưu ý quan trọng khi lắp pin năng lượng mặt trời
Sau khi hiểu rõ được cách lắp tấm pin năng lượng mặt trời, bạn nên xem ngay các lưu ý quan trọng khi tiến hành lắp pin năng lượng mặt trời dưới đây:
2.1 Hướng lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Hướng lắp đặt pin mặt trời là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý bởi nó ảnh hưởng lớn đến công suất và sản lượng điện của hệ thống. Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, điều này tạo ra sự khác biệt về hướng đón ánh năng tại các vùng, quốc gia. Do đó, việc lựa chọn hướng lắp đặt pin mặt trời cần được tính toán kỹ lưỡng để nhận được lượng ánh nắng nhiều nhất trong ngày và các mùa trong năm.
Ở Việt Nam, đường xích đạo nằm ở phía Nam nên hướng Nam là hướng có thể thu hút tối đa ánh nắng mặt trời tốt nhất trong năm. Vì vậy, khi lắp pin năng lượng mặt trời, các hộ gia đình và doanh nghiệp nên đặt hướng pin về phía Nam để tối ưu sản lượng điện. Một số ngôi nhà hướng Đông – Tây thì có thể sử dụng hỗ trợ của giàn khung để điều chỉnh tấm pin về hướng Nam.
Khi lắp đặt cần chú ý đến hướng của mặt trời
>> Hiểu rõ: Pin mặt trời là gì và cách sử dụng pin năng lượng mặt trời
2.2 Độ nghiêng của tấm pin
Để tối đa hiệu suất của hệ thống pin mặt trời, độ nghiêng hợp lý khi lắp tấm pin mặt trời cũng quan trọng không kém. Theo các chuyên gia, ở Việt Nam thì nên lắp đặt pin với góc nghiêng thấp để nhận được ánh nắng mặt trời tối ưu nhất. Các tấm pin mặt trời nên được lắp đặt ở góc nghiêng từ 10 đến 30 độ với độ dốc giảm dần về phía Nam là hợp lý.
Tại khu vực Hà Nội, góc nghiêng lý tưởng là khoảng 20 đến 22 độ, còn ở TP.HCM thì nên để độ nghiêng từ 16 đến 18 độ. Bên cạnh đó, ở một số nơi có thể điều chỉnh góc lắp đặt theo mùa để cải thiện năng suất. Mùa hè thì góc nghiêng cần dốc hơn để thu nhận ánh nắng từ trên cao, trong khi mùa đông cần góc nghiêng ít dốc để tối ưu ánh sáng từ góc thấp.
2.3 Khoảng cách giữa các tấm pin
Khi lắp hệ thống pin mặt trời, các tấm pin cần được đặt vuông góc với thanh rail nhôm, với khoảng cách tối thiểu giữa hai tấm là 10mm (1cm). Việc tính toán khoảng cách giữa các tấm pin hợp lý để tránh bóng râm ở hàng trước che khuất tấm pin ở hàng sau, đặc biệt là vào những thời điểm mặt trời ở vị trí thấp. Điều này có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Khoảng cách giữa các tấm pin cũng cần được điều chỉnh dựa trên hướng lắp đặt, góc nghiêng, chiều dài,… Do đó, khi lắp hệ thống ở các vị trí khác nhau sẽ yêu cầu khoảng cách khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất. Ngoài ra, một lưu ý khác là hệ thống pin cần được lắp đặt cách mái nhà tối thiểu 150 mm (15cm) nhằm đảm bảo thông gió hiệu quả.
Khoảng cách đặt các tấm pin cần được tính toán kỹ lưỡng
2.4 Các lưu ý khác khi lắp pin
Ngoài 3 điều quan trọng ở trên, dưới đây là một số lưu ý khác khi lắp pin năng lượng mặt trời:
- Không thực hiện việc lắp đặt trong thời tiết mưa gió hoặc khi các tấm pin bị ướt.
- Đánh giá địa hình khu vực và chọn vị trí phù hợp, có ánh nắng trực tiếp chiếu vào và tránh xa các vật cản bóng râm như cây cối, tòa nhà.
- Bạn cần đảm bảo hệ thống điện như các bộ chuyển đổi, các mối nối và hệ thống lưu trữ được lắp đặt đúng kỹ thuật.
- Không nên tác động mạnh như bước chân lên các tấm pin, điều này dễ xuất hiện vết nứt trên tấm pin mà mắt thường khó quan sát thấy.
- Trước khi lắp đặt, người thực hiện cần sử dụng các thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra sự cố chập điện, hỏa hoạn.
- Hơn nữa, bạn nên tham khảo các công ty pin năng lượng mặt trời uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng để hỗ trợ lắp đặt đảm bảo chuẩn kỹ thuật và có các chế độ bảo hành, bảo trì.
Những lưu ý khi lắp pin năng lượng mặt trời này sẽ giúp đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ của các tấm pin. Nếu bạn chưa biết nên chọn đơn vị nào thì hãy liên hệ ngay với Alternō để nhận tư vấn chi tiết và báo giá lắp đặt hệ thống pin mặt trời nhé!
>> Giải đáp: 1kw cần bao nhiêu tấm pin năng lượng mặt trời và 1 tấm pin năng lượng mặt trời giá bao nhiêu