Với khả năng duy trì chất lượng sản phẩm và bảo quản hiệu quả, máy sấy lạnh đang chứng tỏ vai trò tối ưu của mình trong việc giữ gìn sự tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Trong bài viết này, hãy cùng Alternō tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của loại máy sấy này ngay nhé!
1. Máy sấy lạnh là gì?
Máy sấy lạnh là một thiết bị được sử dụng để làm khô sản phẩm bằng cách sử dụng không khí lạnh. Máy sấy lạnh có khả năng duy trì nhiệt độ ở mức độ thấp hơn nhiều so với các loại máy sấy nhiệt, chỉ từ 10 đến 60°C.
Nhiệt độ thấp kết hợp với không khí khô để tách ẩm và chuyển sang trạng thái hơi nước thoát ra ngoài. Quá trình này giúp giữ nguyên màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
Máy máy sấy lạnh hoa quả là một trong số ít dòng máy sấy lạnh
2. Cấu tạo của máy sấy lạnh
Máy sấy lạnh bao gồm các bộ phận gồm: buồng sấy, quạt đối lưu, bộ phận xả ẩm, khay sấy, bảng điều khiển, hệ thống bơm nhiệt. Sau đây là chi tiết của từng bộ phận:
- Buồng sấy: Đây là nơi chứa sản phẩm, nguyên liệu cần sấy. Buồng sấy thường được làm từ inox hoặc panel cách nhiệt nhằm đảm bảo giữ nhiệt tối ưu, chống ồn, cũng như tránh sự xâm nhập độ ẩm từ bên ngoài. Kích thước của buồng sấy sẽ tùy thuộc vào từng loại máy.
- Quạt đối lưu: Quạt đối lưu tạo ra dòng khí lưu thông bên trong buồng sấy được phân phối đồng đều. Chất lượng và cách đặt vị trí quạt đối lưu bên trong buồng sấy rất quan trọng. Nếu cùng một loại quạt nhưng không được đặt đúng cách sẽ làm cho không khí yếu và không đều.
- Bộ phận xả ẩm: Bộ phận này có thể là các cánh gió hoặc quạt ly tâm. Nhờ bộ phận xả ẩm này mà không khí ẩm bên trong buồng sấy được hút và xả ra ngoài.
- Hệ thống bơm nhiệt: Hệ thống này là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong máy sấy lạnh. Hệ thống được cấu tạo từ các bộ phận gồm dàn nóng, dàn lạnh, máy nén, van tiết lưu,… Hệ thống này có tác dụng cung cấp nhiệt cho buồng sấy và tách ẩm không khí trong buồng sấy.
- Khay sấy: Khay sấy được đặt trong buồng sấy. Các sản phẩm, nguyên liệu cần sấy được đặt lên các khay sấy để đưa vào máy sấy. Tùy vào tính chất của sản phẩm mà khay sấy sẽ được thiết kế dạng lưới, đục lỗ hoặc liền.
- Bảng điều khiển: Bảng điều khiển giúp quản lý, cài đặt nhiệt độ, độ ẩm và thời gian sấy. Nó còn cho phép điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình sấy và theo dõi lịch sử vận hành của máy.
Cấu tạo chi tiết của máy sấy lạnh
3. Nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh
Máy sấy lạnh dùng công nghệ sấy lạnh, dựa trên nguyên lý tách ẩm trong không khí khô, nhiệt độ thấp. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh:
- Đầu tiên, không khí trong buồng sấy được hút vào dàn lạnh của hệ thống bơm nhiệt. Lúc này, không khí được làm lạnh xuống nhiệt độ thấp từ 10 – 60°C để tách hơi nước ra khỏi không khí. Hơi nước khi tách ra sẽ ngưng tụ dưới dạng lỏng thành nước và thải ra ngoài qua đường ống. Không khí ban đầu đã trở thành không khí khô lạnh.
- Tiếp theo, luồng không khí khô lạnh trước đó được dẫn qua dàn nóng để cấp nhiệt. Không khí khô được làm nóng với mức nhiệt đã được cài đặt sẵn trong hệ thống.
- Hai luồng không khí nóng và khô sẽ được hệ thống quạt đối lưu hút thổi lại buồng sấy. Độ ẩm trong buồng sấy lúc này sẽ thấp hơn cả độ ẩm của sản phẩm, làm cho hơi nước có trong sản phẩm được sinh ra liên tục và được loại bỏ ra ngoài. Điều này giúp duy trì độ ẩm thấp trong buồng và đảm bảo quá trình sấy hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của máy sấy lạnh
4. Ưu và nhược điểm của máy sấy lạnh
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của máy sấy lạnh:
4.1. Ưu điểm
- Quá trình sấy lạnh ở nhiệt độ thấp giúp giữ nguyên màu sắc, hương vị và các vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm.
- Sản phẩm sau khi sấy lạnh có thời gian bảo quản lâu hơn nhờ vào việc loại bỏ nước và độ ẩm hiệu quả. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tiết kiệm năng lượng và chi phí: Quá trình sấy lạnh thực hiện tuần hoàn khép kín giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí tối đa hơn so với các phương pháp sấy nhiệt độ cao.
- Máy sấy lạnh có thể sấy được nhiều loại sản phẩm, kể cả những sản phẩm dễ nóng chảy, dầu mỡ,..
- Tuổi thọ máy bền và hoạt động ổn định, không bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
4.2. Nhược điểm
- Máy sấy lạnh thường có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các loại máy sấy khác do công nghệ, chi phí sửa chữa cũng khá tốn kém.
- Hệ thống làm lạnh và các thành phần khác trong máy sấy lạnh yêu cầu bảo trì thường xuyên và kỹ thuật viên có chuyên môn cao để sửa chữa khi gặp sự cố.
- Không phải sản phẩm nào cũng có thể sấy bằng máy sấy lạnh, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa sản phẩm vào sấy.
6. Cập nhật giá bán máy sấy lạnh
Giá bán máy sấy lạnh còn tùy thuộc vào công suất, kích thước và nhà sản xuất. Để có giá bán cụ thể, bạn nên tìm hiểu và tham khảo từ các nhà cung cấp trên thị trường, từ đó có thể xác định chi phí đầu tư.
Tại Việt Nam, giá máy sấy lạnh thường từ khoảng 100 triệu cho máy sấy lạnh mini đến hơn 1 tỷ đồng cho hệ thống máy sấy lạnh lớn. Các máy sấy nhỏ hơn, có giá thấp hơn sẽ phù hợp cho các hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Để có giá chính xác và mới nhất thì bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp, tham khảo từ trên website của nhà sản xuất hay đánh giá của người mua trước đó.
Nhu cầu bảo quản thực phẩm, nguyên liệu ngày càng cao như hiện nay, máy sấy lạnh đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Dù chi phí ban đầu cao nhưng lợi ích lâu dài của máy sấy lạnh là đáng giá với mức đầu tư. Với bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn cấu tạo, hoạt động và ưu nhược điểm của máy sấy lạnh. Nếu bạn quan tâm đến máy sấy lạnh hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm phù hợp? Hãy liên hệ ngay với Alternō để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá nhé!
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net