Thách thức và tiềm năng phát triển Năng lượng gió ở Việt Nam

Năng lượng gió ở Việt Nam đang ngày càng trở thành nguồn năng lượng tái tạo quan trọng với tiềm năng phát triển nhanh, nhờ lợi thế về khí hậu và địa hình thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức. Hãy cùng Alternō khám phá chi tiết hơn về thực trạng, thách thức cũng như các giải pháp đề xuất trong bài viết sau đây nhé!

1. Thực trạng phát triển năng lượng gió ở Việt Nam

Theo số liệu nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn nhất về năng lượng gió trong bốn nước của khu vực. Hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam ước tính có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/giây ở độ cao 65m, công suất tương đương là 512GW. Đặc biệt, có gần 8% diện tích ở Việt Nam được đánh giá có tiềm năng gió tốt với tốc độ gió từ 7 – 8 m/giây ở độ cao 65m.

Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam
Tình hình phát triển điện gió tại Việt Nam

Tổng công suất lắp đặt năng lượng gió ở Việt Nam tính đến tháng 7 năm 2023 đã đạt 1.000 MW và chiếm khoảng 4% tổng công suất điện lắp đặt của cả nước. Tính đến nay, tổng công suất lắp đặt năng lượng toàn hệ thống đạt khoảng 69.000 MW. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cần khoảng 137,2GW điện với vốn đầu tư ước tính khoảng 128,3 tỷ USD.

Trong thời gian tới, một trong những nguồn năng lượng tái tạo chủ lực của Việt Nam được kỳ vọng là điện gió. Tuy tiềm năng của nó rất lớn nếu có kế hoạch khai thác đúng hướng, nhưng thực tế, các dự án điện gió vẫn còn chưa triển khai hiệu quả và còn gặp nhiều thách thức, khó khăn.

2. Các thách thức của năng lượng điện gió ở Việt Nam

Mặc dù năng lượng gió ở Việt Nam đang có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp phải một số thách thức, rào cản như sau:

  • Công nghệ và kỹ thuật: Việ t Nam có địa hình tương đối phức tạp và khí hậu thời tiết khắc nghiệt nên có thể gây khó khăn cho việc thi công, lắp đặt và ảnh hưởng tới các dự án điện gió ngoài khơi. Số liệu cần thiết và thông tin đánh giá về năng lượng gió chưa đầy đủ để phục vụ việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, các tuabin gió có kích thước lớn, phức tạp nên đòi hỏi phải có nguồn nhân lực quản lý, lắp đặt vận hành và bảo dưỡng các tuabin gió.
  • Cơ chế chính sách: Các dự án điện gió hoạt động đang ít vì các chính sách chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ từ việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đến triển khai, sử dụng.
  • Quy hoạch và cơ sở hạ tầng: Việc phát triển điện gió chưa được quy hoạch đồng bộ với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường,.. dẫn đến xung đột và khó khăn trong triển khai các dự án điện gió. Ngoài ra, hệ thống điện cao áp kết nối điện gió với hệ thống điện quốc gia chưa hoàn chỉnh, gây ra tình trạng cắt giảm công suất điện hoặc các dự án điện gió không thể phát điện tối đa.
Năng lượng gió là gì
Một số thách thức trong phát triển năng lượng gió tại Việt Nam
  • Tài chính và kinh tế: Thách thức tiếp theo trong phát triển điện gió chính là vốn đầu tư cho dự án nhiều, các thiết bị cho việc xây dựng, lắp đặt các dự án điện gió khá tốn kém chi phí. Hơn nữa, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị duy nhất mua bán điện từ nhà sản xuất, dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong giao dịch với EVN.
  • Các tuabin gió quay chỉ khi có gió mạnh và công suất sẽ tuỳ thuộc vào mức gió. Thêm vào đó, việc nhập khẩu các thiết bị và tiếp cận công nghệ hiện đại còn gặp khó khăn và thiếu đội ngũ chuyên gia nước ngoài.

3. Những giải pháp để phát triển điện gió tại Việt Nam

Sau khi tìm hiểu các thách thức về năng lượng gió ở Việt Nam, sau đây là một số giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả để phát triển điện gió:

  • Việt Nam cần tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ về năng lượng gió.
  • Thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế với các nước phát triển mạnh về năng lượng gió để mua các thiết bị với giá tốt hơn, học hỏi công nghệ và nâng cao chuyên môn, từ đó giúp giảm chi phí đầu tư.
  • Xác định rõ vai trò của điện gió trong quy hoạch cơ sở hạ tầng để hiện thực hoá tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi.
  • Bổ sung giải pháp cho chính sách tài khoá huy động vốn ngành năng lượng, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng gió như mua bán năng lượng giá ưu đãi, giảm thuế cho năng lượng xanh hay chính sách tín dụng xanh,…
  • Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, đầu tư thêm các nguồn điện dự phòng cũng như đầu tư các đường dây truyền tải điện cao áp.
  • Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng cần tăng cường quy hoạch phát triển điện gió đồng bộ với các quy hoạch khác.
Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam
Các giải pháp phát triển năng lượng điện gió ở Việt nam

4. Tiềm năng phát triển năng lượng gió Việt Nam

Việt Nam sở hữu tiềm năng phát triển năng lượng gió lớn nhờ vào địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài hơn 3.000 km và nhiều vùng núi cao. Đặc biệt ở các tỉnh ven biển như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Phước, Quảng Ngãi,.. để tận dụng sức gió mạnh và xây dựng nhà máy điện gió.

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và thúc đẩy các dự án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo này. Các chính sách này giúp giảm chi phí đầu tư, đồng thời thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên hoá thạch mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường. Năng lượng gió còn tạo ra cơ hội việc làm cho địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế khu vực.

Năng lượng gió ở Việt Nam sở hữu tiềm năng phát triển rất lớn nhờ có lợi thế về địa lý và khí hậu, cùng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Hi vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm rõ hơn về tình hình phát triển, thách thức cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả của điện gió tại Việt Nam.

  • Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 0888 617 000
  • Zalo: 0888 617 000
  • Mail: vietnam@alterno.group
  • Website: https://alterno.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *