Năng lượng sạch là gì? Tìm hiểu các nguồn năng lượng sạch và lợi ích

Năng lượng sạch đang trở thành giải pháp cho tương lai bền vững và được nhiều người quan tâm. Việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch không chỉ tiết kiệm nguồn năng lượng mà còn bảo vệ hành tinh. Trong bài viết này của Alternō, mời bạn hãy cùng khám phá chi tiết hơn về phân loại, lợi ích và tiềm năng phát triển của năng lượng sạch  ở Việt Nam nhé!

1. Năng lượng sạch là gì?

Năng lượng sạch là những nguồn năng lượng tái tạo, thường có sẵn trong thiên nhiên hoặc chế phẩm của các sản phẩm tự nhiên. Năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường và có thể tái sinh liên tục mà không làm cạn kiệt tài nguyên. Các nguồn năng lượng sạch điển hình bao gồm năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện địa nhiệt, khí tự nhiên.

Để sản xuất năng lượng sạch, người ta thường ứng dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Thay vì sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như dầu, khí đốt, than đá,… dễ cạn kiệt và ô nhiễm không khí thì việc chuyển sang dùng năng lượng sạch vừa giúp giảm lượng khí carbon vừa giúp bảo vệ sức khoẻ con người, hệ sinh thái.

năng lượng sạchGiới thiệu về năng lượng sạch

2. Những nguồn năng lượng sạch

Sâu khi tìm hiểu năng lượng sạch là gì thì dưới đây là những nguồn năng lượng sạch được sử dụng phổ biến hiện nay:

2.1. Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và hoàn toàn miễn phí từ ánh nắng mặt trời. Nguồn năng lượng này có thể được chuyển hoá thành điện thông qua các tấm pin mặt trời bán dẫn cho các thiết bị như đèn, bình nước nóng hoặc cung cấp nhiệt để sưởi ấm. Ngoài ra, quá trình khai thác và ứng dụng pin mặt trời không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và con người. Vì vậy mà có nhiều quốc gia đang dẫn đầu về sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng này như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,…

2.2. Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt được khai thác từ nhiệt lượng sâu bên trong lòng đất được giữ lại ở những hòn đảo hoặc núi lửa. Bằng cách hút nước nóng từ hàng nghìn mét dưới lòng đất, làm quay tuabin để từ đó sản xuất điện. Ưu điểm nổi bật của năng lượng này là ít thải ra khí nhà kính, không phụ thuộc thời tiết và cung cấp nguồn năng lượng bền vững. Tuy nhiên, năng lượng địa nhiệt vẫn chưa được khai thác rộng rãi vì chi phí đầu tư khá cao, chủ yếu phổ biến ở các nước như Philippines, Mỹ và Indonesia.

2.3. Năng lượng gió

Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng sạch dồi dào và có sẵn ở nhiều nơi, đặc biệt phù hợp cho những vùng có đường bờ biển dài hay cao nguyên núi cao thường có sức gió mạnh. Năng lượng này khai thác chuyển động của không khí, làm tuabin gió quay và được chuyển hoá từ động năng để tạo ra nguồn điện. Tuy nhiên, nó có hạn chế về vị trí lắp đặt và tiếng ồn từ cánh quạt có thể gây ảnh hưởng tới người dân xung quanh.

năng lượng sạch là gìNăng lượng gió tận dụng sức gió và tạo ra điện năng

2.4. Năng lượng nước

Năng lượng nước hay còn gọi là năng lượng thuỷ lực, tận dụng dòng nước chảy mãnh liệt từ từ các nguồn như sông suối, thác nước và sự chuyển động của sóng. Cơ chế chính là sử dụng động năng của nước để làm quay tuabin và tạo ra điện. Đây là nguồn năng lượng ổn định, không phát thải khí nhà kính và giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Việt Nam là nước có tiềm năng khai thác nguồn năng lượng này nhờ chiều dài bờ biển 3260km.

2.5. Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối (biomass) là dạng năng lượng được tạo ra từ các vật liệu hữu cơ như gỗ, cây trồng, trấu, rác thải nông nghiệp,… Khi đốt cháy trực tiếp trong các buồng đốt của lò hơi hoặc chuyển hóa sinh khối, năng lượng được giải phóng, từ đó sản xuất ra điện và nhiệt năng. Nguồn năng lượng sạch này ước tính chiếm khoảng 15% trong tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu.

2.6. Năng lượng men sinh học

Loại năng lượng được sản xuất từ việc lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt như nấm, vi khuẩn hoặc tảo,… Trong quá trình này, các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ và sản xuất ra khí metan, có thể được dùng làm nguồn nhiên liệu để cung cấp điện cho máy phát điện hoặc sưởi ấm. Năng lượng men sinh học hứa hẹn là giải pháp năng lượng sạch bền vững, giảm lượng phát thải khí nhà kính hiệu quả.

2.7. Năng lượng từ khí hydrate

Khí mêtan hydrate là một nguồn năng lượng tiềm ẩn dưới đáy biển hoặc trong các lớp băng vĩnh cửu. Khi gặp điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, khí hydrate hoạt động ổn định và có thể dùng làm nhiên liệu để sản xuất điện hoặc cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp. Nó được coi là lựa chọn thay thế tốt cho than đá, dầu khí,…

3. Năng lượng sạch chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Theo số liệu bốn tháng đầu năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện của nước ta là 85.65 tỷ kWh. Trong đó, các nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện năng lượng mặt trời và sinh khối chiếm 15.4% tổng sản lượng điện toàn hệ thống, đạt 13.15 tỷ kWh. Còn các nguồn năng lượng khác chiếm tỷ lệ chi tiết như sau:

  • Thuỷ điện chiếm 25.9% với sản lượng đạt 22.62 tỷ kWh.
  • Nhiệt điện than với tỉ lệ 45.6%, đạt 39.09 tỷ kWh.
  • Tuabin khí chiếm tỉ lệ 12,2% với sản lượng đạt 10,42 tỷ kWh.
  • Điện nhập khẩu với tỉ lệ 0.6%, đạt 536 triệu kWh.

những nguồn năng lượng sạchNăng lượng sạch ngày càng được sử dụng rộng rãi nên chiếm tỉ lệ cao

4. Lợi ích khi sử dụng năng lượng sạch

Việc sử dụng năng lượng sạch mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ đối với môi trường mà còn cho nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Năng lượng sạch giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và khí nhà kính, góp phần làm chậm sự nóng lên của Trái Đất. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng này còn giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Điều này không chỉ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra sự ổn định trong cung cấp năng lượng lâu dài.

Năng lượng sạch còn giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì việc giảm ô nhiễm không khí và giảm thiểu khí thải sẽ làm giảm các bệnh lý liên quan đến hô hấp và tim mạch. Hơn nữa, năng lượng sạch có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho khu vực địa phương, từ sản xuất và lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo cho đến nghiên cứu và phát triển công nghệ,…

Việc sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng và mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, doanh nghiệp mà còn đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Tóm lại, năng lượng sạch không chỉ là giải pháp bảo vệ hành tinh mà còn mở ra một tương lai bền vững hơn.

5. Tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam ngày càng ứng dụng các nguồn năng lượng sạch phổ biến hơn. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn với những lợi thế như sau:

  • Năng lượng thuỷ điện: Với hệ thống hơn 3.450 sông suối, kênh rạch ở nước ta chằng chịt và trải dài khắp cả nước với tổng lượng nước lên đến 830 tỷ m3 mỗi năm. Điều này cho thấy điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng nước.
  • Năng lượng sinh học: Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển nên các nguồn vật liệu hữu cơ từ bã cà phê, củi, gỗ, bã mía, trẩu,… có thể cung cấp sản lượng lớn để sản xuất năng lượng sạch.
  • Năng lượng gió: Nước ta có đường bờ biển dài 3350 km cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tiềm năng về năng lượng gió rất lớn.
  • Năng lượng mặt trời: Với lượng bức xạ mặt trời khá cao và tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam. Cường độ bức xạ của Việt Nam khoảng 43.9 tỷ TOE (năng lượng tiêu thụ) mỗi năm, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển điện mặt trời.

Việc sử dụng năng lượng sạch không chỉ giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe cộng đồng, từ đó giảm tác động biến đổi khí hậu. Thông qua những thông tin hữu ích này, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, lợi ích và tiềm năng của những nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ: 

  • Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 0888 617 000
  • Zalo: 0888 617 000
  • Mail: vietnam@alterno.group
  • Website: https://alterno.net/vi/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *