Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và công nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng này tăng cao, dẫn đến sự cạn kiệt và giá nhiên liệu tăng. Trong bài viết này, hãy cùng Alternō tìm hiểu về khái niệm, phân loại và một số giải pháp thay thế cho năng lượng không tái tạo ngay nhé!
1. Năng lượng không tái tạo là gì?
Năng lượng không tái tạo là những nguồn năng lượng được khai thác từ tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, uranium. Những nguồn năng lượng này thường được hình thành qua hàng triệu năm từ quá trình biến đổi hóa học và vật lý trong lòng đất. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng thì nguồn năng lượng này sẽ bị cạn kiệt và không thể phục hồi trong thời gian ngắn.
Tìm hiểu về năng lượng không tái tạo là gì?
2. Các nguồn năng lượng không thể tái tạo
Sau khi đã tìm hiểu năng lượng không tái tạo là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá hai nhóm chính của nguồn năng lượng này như sau:
2.1. Năng lượng hóa thạch
Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng chính được sử dụng trên toàn cầu và được chiết/ tách từ các nguồn khoáng hóa thạch, bao gồm:
- Than đá: Than đá được khai thác từ dưới lòng đất và được đốt cháy để tạo ra nhiệt, điện năng cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, xi măng,..
- Dầu mỏ: Dầu mỏ được sử dụng chủ yếu để sản xuất xăng, diesel và các sản phẩm hóa dầu khác. Nó là nguồn năng lượng quan trọng cho giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất.
- Khí tự nhiên: Chúng thường là hỗn hợp khí hydrocacbon và được sử dụng trong sản xuất điện, sưởi ấm và làm nhiên liệu cho xe cộ.
Năng lượng hóa thạch có ưu điểm là dễ sử dụng, thời gian khai thác nhanh và khả năng cung cấp lượng điện năng lớn với chi phí thấp. Bên cạnh đó, công nghệ khai thác ngày càng hiện đại và vận chuyển dễ dàng, giúp cung cấp nguồn năng lượng ổn định, liên tục mà không phụ thuộc thời tiết cũng như có thể lưu trữ để dùng sau.
Tuy nhiên, nguồn năng lượng này cũng có nhược điểm như thải ra nhiều khí thải nhà kính, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người. Do năng lượng hóa thạch không tái tạo được và sẽ cạn kiệt theo thời gian nên nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong tương lai. Ngoài ra, việc khai thác năng lượng hóa thạch còn tạo ra các cuộc tranh chấp sử dụng đất trong xã hội.
>>> Đón đọc thêm thông tin năng lượng nước chi tiết.
Năng lượng hóa thạch gồm than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên
2.2. Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là dạng năng lượng không tái tạo, được tạo ra từ quá trình phản ứng hạt nhân, trong đó các hạt nhân nguyên tử như uranium-235 và thorium bị phân tách để giải phóng năng lượng. Một ưu điểm nổi bật của năng lượng hạt nhân là khả năng tạo ra sản lượng điện với lượng khí thải carbon gần như bằng không.
Hơn nữa, năng lượng hạt nhân có thể cung cấp năng lượng hiệu quả hơn so với các loại năng lượng khác. Một lò phản ứng hạt nhân có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
Tuy nhiên, thách thức ở đây là việc xử lý và lưu trữ chất thải hạt nhân cần đảm bảo an toàn. Bởi nếu chất thải phóng xạ mà bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Chi phí xây dựng, bảo trì nhà máy điện hạt nhân lớn và tốn nhiều thời gian để xây dựng xong.
>>> Khám phá thêm năng lượng gió có thể dùng để làm gì.
Nhà máy năng lượng hạt nhân
3. Sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo rất rõ ràng. Hãy cùng theo dõi bảng phân tích dưới đây để thấy sự khác biệt:
Tiêu chí | Năng lượng không tái tạo | Năng lượng tái tạo |
Tầm nhìn | Tầm nhìn ngắn hạn hơn do sử dụng trong quá trình sản xuất mà không quan tâm tới tác động dài hạn tới môi trường, tài nguyên. | Tầm nhìn dài hạn với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. |
Tính bền vững và tác động môi trường | Tính bền vững không cao. Nguồn năng lượng này tạo ra nhiều tác động tiêu cực như thải ra khí CO2 và các chất ô nhiễm khác. | Tính bền vững cao vì chúng không thải ra khí nhà kính và giảm tác động đến môi trường. |
Khả năng tái tạo | Không có khả năng tái tạo nhanh chóng và cạn kiệt sau thời gian khai thác. | Có thể tái tạo liên tục và không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. |
>>> Xem thêm bài viết giải thích năng lượng tái tạo là gì.
4. Giải pháp khi dùng hết nguồn năng lượng không tái tạo
Khi nguồn năng lượng không tái tạo cạn kiệt, xã hội sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì sự phát triển kinh tế và đời sống con người. Dưới đây là một số giải pháp có thể áp dụng để ứng phó với tình huống này:
- Khuyến khích chuyển sang năng lượng tái tạo: Đưa ra các chính sách hỗ trợ, giảm thuế và trợ cấp để khuyến khích người dân chuyển sang dùng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy điện,..
- Nâng cao hiệu quả sử dụng: Tối ưu hóa hệ thống năng lượng hiện đại và tăng cường hiệu suất sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, sinh hoạt để giảm thiểu lãng phí năng lượng tiêu thụ.
- Đẩy mạnh công nghệ: Hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư vào các công nghệ lưu trữ năng lượng, đảm bảo tính ổn định của hệ thống năng lượng tái tạo.
- Xây dựng khung pháp lý: Thiết lập các quy định, chính sách rõ ràng về sử dụng năng lượng, khuyến khích dùng các nguồn năng lượng tái tạo.
- Tăng cường giáo dục và nhận thức: Đẩy mạnh giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia nhằm chia sẻ công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm trong việc phát triển năng lượng và giải quyết các vấn đề năng lượng toàn cầu.
Năng lượng không tái tạo mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng cũng đang đối mặt với thách thức lớn về cạn kiệt tài nguyên và tác động tiêu cực tới môi trường. Nếu bạn đang tìm giải pháp lưu trữ năng lượng, tận dụng nguồn năng lượng thừa thì hãy liên hệ ngay với Alternō để nhận thông tin chi tiết nhé!
>>> Cùng tìm hiểu thêm về các loại năng lượng xanh.
Thông tin liên hệ:
- Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: 0888 617 000
- Zalo: 0888 617 000
- Mail: vietnam@alterno.group
- Website: https://alterno.net/vi/