Nông nghiệp sinh thái là mô hình nông nghiệp canh tác hướng tới sự phát triển bền vững và cân bằng, phát triển hệ sinh thái. Vậy nông nghiệp sinh thái là gì? Lợi ích và những nguyên tắc phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là gì? Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn hãy cùng Alternō theo dõi bài viết này nhé!
1. Nông nghiệp sinh thái là gì?
Mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững là một trong những kiểu nông nghiệp hiện đại, tiên tiến hiện nay. Mô hình này hiện đại không chỉ ở việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới để phát triển cây trồng, chăn nuôi mà còn có nghĩa không gây hại đến môi trường và hệ sinh thái.
Một trong những vấn đề lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và cả trên thế giới là các hoạt động nông nghiệp đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thiên nhiên. Việc sử dụng các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu của con người đã tác động tiêu cực tới môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
Để giải quyết vấn đề này, con người đã tìm ra giải pháp nông nghiệp sinh thái an toàn, có thể bảo vệ và tái tạo hệ sinh thái, sản xuất đi cùng với bảo vệ môi trường.
Nông nghiệp sinh thái (tiếng anh gọi là Permaculture) được kỳ vọng mang lại sự phát triển bền vững trong tương lai cho con người, thúc đẩy nền nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống.
2. Các đặc điểm của nông nghiệp sinh thái
Mô hình nông nghiệp sinh thái có những đặc điểm nổi bật như sau:
2.1. Những thay đổi nhỏ mang lại tác động lớn
Nông nghiệp sinh thái tập trung vào hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, khác với các phương pháp độc canh như trước đây. Người ta sẽ cần có từng bước thử nghiệm và thay đổi dần trong giai đoạn đầu. Nếu thay đổi thành công sẽ ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp sau này. Còn nếu thất bại thì cũng sẽ không làm xáo trộn hay ảnh hưởng xấu tới môi trường.
2.2. Tận dụng và quan sát hệ sinh thái tự nhiên
Khi áp dụng nông nghiệp sinh thái, yêu cầu người nông dân cần phải có cái nhìn tổng quan về hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất đó. Phân tích kỹ mối quan hệ của các quần thể của vùng đất trong tầm nhìn dài hạn để từ đó đưa ra những giải pháp chăn nuôi, trồng trọt phù hợp, đảm bảo không làm xáo trộn hệ sinh thái tự nhiên.
2.3. Đảm bảo sản lượng và gia tăng thu nhập ổn định
Mô hình nông nghiệp thành công và bền vững là năng suất cao, nuôi sống được người dân vùng đó và sản lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của những người khác. Bên cạnh việc bảo vệ hệ sinh thái thì nông nghiệp sinh thái cũng như vậy và có nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo ra sản lượng và thu nhập cho người nông dân.
2.4. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng từ thiên nhiên
Mô hình nông nghiệp sinh thái có thể thu thập và tận dụng nguồn năng lượng từ hệ sinh thái vùng đất để sử dụng cho quá trình canh tác và sinh hoạt của người dân. Điều này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo hệ sinh thái phát triển.
2.5. Xây dựng hệ sinh thái với quần thể đa dạng
Phát triển hệ sinh thái đa dạng giữa cây trồng và vật nuôi để liên kết hỗ trợ nhau phát triển là đặc điểm tiếp theo của nông nghiệp sinh thái. Từ đó, có thể bảo vệ môi trường nước, đất cũng như hệ sinh thái của địa phương đó.
2.6. Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vật liệu sẵn có
Nông nghiệp sinh thái tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để sản xuất nông nghiệp mà không cần lấy từ vùng khác. Điều này giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức cho người dân đáng kể.
2.7. Áp dụng quy luật tuần hoàn trong tự nhiên
Nông nghiệp sinh thái tuân theo quy luật tuần hoàn, trả lại cho hệ sinh thái tự nhiên những gì đã lấy, nhằm đảm bảo giá trị bền vững cho hệ sinh thái của vùng đất trong tương lai.
2.8. Hướng tới mô hình không tạo ra chất thải
Một đặc điểm khác của nông nghiệp sinh thái là hướng tới mô hình không có phế thải sinh ra trong quá trình canh tác. Mọi phế thải trong nông nghiệp bền vững sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào tiềm năng cho các hoạt động khác, tận dụng tối đa các chất thải như than sinh học, phân hữu cơ,..
2.9. Tìm giải pháp từ chính những thách thức
Khi có những vấn đề tồn đọng, yêu cầu người làm nông nghiệp cần phải có giải pháp kịp thời. Trong nông nghiệp sinh thái bền vững, biến các thách thức là cơ hội phát triển.
2.10. Giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người
Hệ sinh thái đủ khoẻ là có thể tự duy trì và tạo ra sản phẩm cho con người và thiên nhiên. Đặc điểm cuối cùng của nông nghiệp sinh thái là giảm sự can thiệp của con người để môi trường dần tự phục hồi và con người có thể tận hưởng thành quả đó.
3. Ưu điểm của nông nghiệp sinh thái
Nông nghiệp sinh thái mang lại nhiều ưu điểm nổi bật cho con người và cả môi trường. Nông nghiệp sinh thái cung cấp nguồn thực phẩm sạch, tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, nó còn tận dụng các nguồn tài nguyên thiện nhiên, không sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón và thuốc tăng trưởng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch.
Nông nghiệp sinh thái giúp bảo vệ sức khoẻ cho người nông dân. Việc không dùng các hoá chất trong trồng trọt không chỉ bảo vệ đất, nước và không khí khỏi ô nhiễm mà còn bảo vệ sức khoẻ người nông dân, giảm tiếp xúc với hoá chất độc hại. Ngoài ra, mô hình này còn giúp tăng sản lượng và giảm chi phí đầu tư. Việc thu thập, tích trữ năng lượng có trong hệ sinh thái và không thải ra phế thải đã giúp cho nông nghiệp sinh thái tiết kiệm chi phí đầu tư đáng kể mà vẫn đáp ứng sản lượng, nhu cầu của người tiêu dùng.
Ưu điểm cuối cùng không thể không kể đến là bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái, tăng sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp sinh thái giúp cải thiện độ màu mỡ cho đất, duy trì năng suất lâu dài mà không gây suy thoái đất như các phương pháp canh tác thông thường.
4. Một số nguyên tắc phát triển nông nghiệp sinh thái hiện nay
Dưới đây là 5 nguyên tắc phát triển nông nghiệp sinh thái hiện nay nhằm đảm bảo sự bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất canh tác bao gồm:
- Bảo vệ hệ sinh thái cho trang trại sản xuất như nâng cao tính sinh học của đất, tăng cường sự đa dạng sinh học và duy trì độ màu mỡ của đất. Thúc đẩy sử dụng đất bền vững, giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp gây ra.
- Gia tăng đa dạng sinh học và hệ sinh thái bằng cách luận canh, cung cấp diện tích tự nhiên, trồng cây to. Do đó, việc cải thiện đất bằng các vật liệu hữu cơ và tăng cường đa dạng sinh học là điều quan trọng trong canh tác nông nghiệp tự nhiên.
- Nguyên tắc thứ ba là ngăn chặn ô nhiễm từ bên ngoài. Trong sản xuất nông nghiệp tự nhiên, việc dùng các hoá chất sẽ bị cấm, nhưng trong quá trình làm ruộng vẫn có nhiễm bẩn từ các môi trường xung quanh đó. Do đó, người làm nông nghiệp cần nỗ lực tối đa để ngăn ngừa ô nhiễm bẩn từ bên ngoài.
- Các chu trình tự nhiên như thuỷ phân, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, ánh sáng và các mối quan hệ sinh thái dựa trên các nền tảng canh tác bền vững, phù hợp với quy luật tự nhiên. Nông nghiệp tự nhiên không đặt mục tiêu sản xuất chống lại thiên nhiên mà học hỏi từ thiên nhiên để điều chỉnh canh tác phù hợp với các yếu tố tự nhiên.
- Người nông dân có thể tự làm một số vật liệu như hạt giống, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học,… Tuy nhiên, nếu không thể tự làm thì nên mua hoặc thu các vật liệu từ bên ngoài khu vực sản xuất.
5. Tình hình phát triển nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam đang dần được tập trung và phát triển ở nhiều vùng miền, địa phương và có nhiều bước tiến thành công. Nhà nước và chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm và đưa ra các giải pháp, kế hoạch xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái ở địa phương. Điều này nhằm hướng tới nền nông nghiệp sinh thái bền vững ở nước ta để bảo vệ tài nguyên đất, nước và thiết lập lại hệ sinh thái và đa dạng sinh học, cũng như mang lại giá trị thực cho người dân.
Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 trong Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nội dung “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” có nói nguồn lực của đất nước phải ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ, phát triển nông thôn bền vững với đô thị hoá theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh và nông thôn hiện đại.
Những người nông dân Việt Nam chấp hành Nghị quyết của Trung ương Đảng và đang dần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái. Áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đưa các loại thiết bị, máy móc như robot nông nghiệp, drone không người lái,…
Bài viết trên đây là tất tần tật thông tin về khái niệm nông nghiệp sinh thái là gì và những đặc điểm, ưu điểm của nông nghiệp sinh thái. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này và giải đáp được thắc mắc ở đầu bài viết. Nếu bạn còn có câu hỏi nào khác hay quan tâm tới thiết bị sấy nông nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Alternō nhé!