Bạn đã từng nghe về thuật ngữ “carbon footprint hay dấu chân carbon” chưa? Nó có tầm quan trọng như thế nào với môi trường và hành tinh của chúng ta? Trong bài viết này, Alternō sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, cách tính toán và tác động của dấu chân carbon để từ đó tham khảo thêm các cách giảm thiểu tiêu cực của nó nhé!
1. Carbon footprint là gì?
Carbon footprint (dấu chân carbon) là tổng lượng khí nhà kính được thải ra từ các hoạt động của con người. Nó bao gồm các chất carbon dioxe (CO2), nitơ oxit (NO2), flo (F), metan (CH4), trong đó khí CO2 là loại khí mà con người thải ra nhiều nhất. Những loại khí nhà kính này có tác động trực tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người, làm cho Trái Đất ngày càng nóng lên, biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Con người đi đến đâu thì ở đó sẽ xuất hiện dấu chân carbon. Mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đều tạo ra carbon footprint. Nếu số dấu chân carbon càng cao thì ảnh hưởng xấu đến môi trường càng nhiều. Chính vì vậy, điều mà các chủ doanh nghiệp, chủ sản xuất đang quan tâm là làm thế nào để giảm thiểu tác động của dấu chân carbon, tiết kiệm chi phí.
2. Tính toán carbon footprint như thế nào?
Việc tính toán carbon footprint là điều quan trọng để hiểu mức độ ảnh hưởng của chúng với môi trường. Dấu chân carbon dựa vào các yếu tố như phong cách sống, mức tiêu thụ năng lượng, khu vực sinh sống cùng với nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tính lượng khí thải carbon đã sử dụng là dựa vào mức nhiên liệu tiêu thụ của môi người. Sau đó, công dồn carbon footprint và lượng phát thải CO2 của cá nhân.
Ví dụ đơn giản: Bạn đang sử dụng phương tiện xe máy đi quãng đường 300 km với mức tiêu thụ của xe là 3.5 lít xăng/100 km.
Tổng quãng đường 300 km sẽ cần 3,5×3 = 10,5 lít xăng. Mỗi lít xăng sẽ được phát thải ra khoảng 2,3 kg khí CO2. Do đó, khi di chuyển sẽ làm tăng 10,5×2,3 = 24,15 khí CO2. Con số này theo hàng năm sẽ cộng dồn và tăng lên. Chỉ số dấu chân carbon ở Việt Nam trung bình ước tính lên đến 1,18 tấn/người/năm.
Do đó, để có thể hạn chế và kiểm soát ô nhiễm môi trường, mỗi quốc gia nên có các quy định về tiêu chuẩn khí thải riêng biệt.
>> Tìm hiểu ngay: Khí Co2 là gì? Các giải pháp hiệu quả để giảm thải Co2
3. Tác động của dấu chân carbon
Tác động của dấu chân carbon (carbon footprint) đối với môi trường và xã hội rất lớn, cụ thể như sau:
- Biến đổi khí hậu: Các loại khí thải CO2, CH4, NO2,… đã làm tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo một báo cáo năm 2022, tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của cơ quan Liên Hiệp Quốc cho biết: 8 năm qua sắp thành 8 năm nóng nhất lịch sử do nồng độ khí nhà kính tăng cao và tích tụ nhiệt. Năm 2022, các đợt hạn hán, nắng nóng kéo dài và các trận lũ lụt đã ảnh hưởng đến hàng triệu người dân và thiệt hại kinh tế lên tới hàng tỷ đô la.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Carbon footprint gây ra hiệu ứng nhà kính, gây ra tình trạng khó thở với những người có vấn đề về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn. Các hạt bụi siêu mịn PM2.5 thải ra từ hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp, khi hít thở các hạt bụi này dễ đi sâu vào phổi, gây ra viêm nhiễm và tăng nguyên cơ mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp và ảnh hưởng đến não bộ.
- Cạn kiệt tài nguyên: Dấu chân carbon làm lượng khí thải nhà kính tăng, thúc đẩy biến đổi khí hậu. Điều này cần dễ dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, do đó phải bảo tồn nguồn năng lượng hiện có để cân bằng cung cầu.
4. Các cách giảm tác động của dấu chân carbon
Dưới đây là một số cách để giảm thiểu tác động của dấu chân carbon:
4.1. Tính toán lượng khí thải carbon
Khi mục tiêu của tổ chức hay cá nhân là giảm phát thải khí nhà kính, điều đầu tiên nên làm là tính toán lượng khí thải carbon ở hiện tại. Nếu hiểu được tình hình lượng khí thải đang đến từ đâu thì mọi người có thể thực hiện các bước giảm thiểu tác động dễ hơn.
>> Bạn có biết: Net zero là gì? Vai trò và cách đạt mục tiêu Net zero
4.2. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện
Nhiều nhà máy sản xuất thường chọn các máy móc rẻ hơn để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, tuy nhiên điều này lại làm tốn các chi phí vận hành hơn trong thời gian dài sử dụng. Do đó, việc thay thế các thiết bị tiêu hao năng lượng sang các thiết bị mới tiết kiệm điện năng có công nghệ tiên tiến và hiệu suất, giúp nâng tầm hệ thống sản xuất tự động hoá.
4.3. Chuyển sang dùng năng lượng tái tạo
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo như hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, việc lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống khá tốn kém trong quá trình sử dụng và mất nhiều thời gian.
4.4. Tuyên truyền và triển khai nguyên tắc 5R
Ngoài ba cách giảm thiểu dấu chân carbon trên, việc tuyên truyền và triển khai nguyên tắc 5R không lãng phí như sau:
- Reuse – Giảm tiêu dùng: Giảm kích thước, số lượng đồ vật nếu không cần thiết, hãy lựa chọn những vật dụng thực sự cần thiết.
- Refuse – Từ chối: Tránh sử dụng đồ nhựa một lần, sử dụng các đồ vật có thể tái sử dụng.
- Reuse – Tái sử dụng: Tìm cách tái sử dụng đồ vật bằng cách sửa chữa, nâng cấp khi bị hỏng hoặc bảo vệ nó trong tình trạng tốt.
- Recycle – Tái chế: Tái chế các vật dụng làm từ chất liệu giấy, nhựa, thuỷ tinh hoặc kim loại để giảm bớt hoặc tái sử dụng vật dụng.
- Rot: Thiết lập hệ thống phân bón trộn từ thức ăn thừa hoặc tìm trung tâm thu mua phế liệu thực phẩm.
Việc giảm thiểu dấu chân carbon không chỉ giúp hạn chế biến đổi khí hậu mà còn bảo vệ sức khỏe con người và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hy vọng qua bài viết này của Alternō đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm carbon footprint là gì, cách tính và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu dấu chân carbon. Theo dõi thêm trang Blog của Alternō để xem thêm các thông tin hữu ích khác nhé!