Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Khám phá 4 mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng phát triển nông nghiệp đang được ứng dụng nhiều hiện nay, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao năng suất. Vậy nông nghiệp công nghệ cao là gì? Lợi ích và các nguyên tắc phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm những gì? Cùng khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Alternō để giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng các công nghệ, thành tựu của khoa học vào quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhằm tối ưu hóa năng suất, nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cho người nông dân. Các công nghệ được sử dụng trong nền nông nghiệp phải kể đến như tự động hóa, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, quy trình canh tác hữu cơ như thủy canh, khí canh,..

Để triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao cần nguồn vốn và chi phí đầu tư khá lớn. Tất cả các quy trình chăn nuôi, trồng trọt đều được kiểm tra chặt chẽ. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất giúp tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm tài nguyên cũng như giảm rủi ro thiên tai.

công nghệ nông nghiệpNền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2. Lợi ích của mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho nông dân mà còn cho toàn xã hội và nền kinh tế. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật như sau:

  • Tối ưu hóa quy trình canh tác, giúp kiểm soát được dịch bệnh, các yếu tố môi trường và chăm sóc cây trồng để tránh tình trạng lây lan dịch.
  • Tiết kiệm diện tích trồng cây cũng như giảm thiểu lãng phí tài nguyên như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Hạn chế thất thoát nước và cung cấp đủ nước trong quá trình tưới tiêu, trồng trọt.
  • Theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phù hợp theo loại cây trồng nhằm giúp cây có thể thích ứng với điều kiện thời tiết.
  • Việc dùng công nghệ để tối ưu hóa sản xuất giúp giảm thiểu việc dùng hóa chất, phân bón, từ đó bảo vệ môi trường đất, nước và không khí.
  • Nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại, người nông dân có thể giảm chi phí nhân công và chi phí vận hành đáng kể, từ đó giúp tăng thu nhập.
  • Người nông dân có thể điều chỉnh môi trường trồng trọt theo từng giai đoạn tăng trưởng của cây.

3. Các nguyên tắc phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

  • Kiên trì, không ngại khó khăn và không nản chí, đồng thời khi gặp sai lầm hay thất bại thì cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và rút kinh nghiệm.
  • Có kiến thức cơ bản, hiểu biết và đam mê với nghề nông. Liên tục cập nhật những thông tin, xu hướng mới và học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao khác từ nhiều quốc gia.
  • Quản lý được chi phí, dòng tiền để đảm bảo tối ưu chi phí và tránh bị thâm hụt lợi nhuận.
  • Nếu có đủ nguồn lực quản lý và tài chính vững vàng, địa hình thuận lợi thì có thể mô hình du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao.
  • Luôn chủ động tìm kiếm các giải pháp xử lý đầu ra hiệu quả, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa.
  • Tăng cường các hoạt động truyền thông để tăng cường phủ sóng thương hiệu nông sản rộng rãi hơn tới nhiều người.
  • Chú trọng và kiểm soát kỹ khâu chế biến, bảo quản nông sản trước khi xuất ra thị trường.

công nghệ nông nghiệp là gìMột số nguyên tắc phát triển trong nông nghiệp công nghệ cao

4. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển và nông nghiệp đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế. Do đó, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được xem là một trong những giải pháp trọng tâm. Nông nghiệp công nghệ cao giúp người nông dân chủ động hơn trong sản xuất, giảm chi phí đầu tư và khắc phục được những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, từ đó đáp ứng nhu cầu, chất lượng nông sản.

Chính phủ nước ta đã bạn hành Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Tất cả nhằm góp phần thúc đẩy tích cực việc ứng dụng các công nghệ cao đưa vào trong sản xuất nông nghiệp.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên đã cho nhiều loại cây trồng có chất lượng tốt. Tỷ trọng gạo chất lượng chiếm hơn 80% gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong chăn nuôi cũng đã có ứng dụng khoa học, công nghệ cao, chăn nuôi theo chuỗi khép kín và phổ biến hơn. Từ đó đã cho kết quả kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các năm đều tăng nhanh. Điển hình năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy hải sản ước tính đạt khoảng 41,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế như thiếu nguồn vốn đầu tư; chất lượng đội ngũ chuyên gia, nhân lực vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển. Thêm vào đó là sản xuất nông sản với số lượng lớn, còn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc khó tiêu thụ.

mô hình nông nghiệp công nghệ caoTình hình phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta

5. Các công nghệ nông nghiệp được áp dụng 

Trong mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nhiều công nghệ tiên tiến đã được áp dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số công nghệ nông nghiệp phổ biến và đang được ứng dụng rộng rãi:

5.1. Máy bay không người lái

Máy bay không người lái drones được xem là một trong những công nghệ đột phá ứng dụng trong nông nghiệp. Drones với thiết kế nhỏ gọn, nó được dùng để phun thuốc trừ sâu, bón phân, tưới tự động cho cây trồng một cách chính xác, tránh tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, nó còn có thể bay qua các cánh đồng để ghi nhận dữ liệu về tình trạng cây trồng, độ ẩm đất,.. giúp người dân theo dõi tình trạng cây tốt hơn.

5.2. Internet kết nối vạn vật (IoT)

Các thiết bị cảm biến IoT được dùng để giám sát, thu thập dữ liệu từ xa và giám sát các yếu tố môi trường như độ ẩm, pH đất, ánh sáng, nhiệt độ,… dựa trên phân tích thông minh. Thêm vào đó, các hệ thống giám sát từ xa giúp nông dân có thể theo dõi tình trạng cây trồng thông qua thiết bị di động hoặc hệ thống điều khiển từ xa.

nông nghiệp công nghệ caoCông nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) trong nông nghiệp

5.3. Robot tự động hóa

Robot tự động cũng đang được ứng dụng nhiều ở các trang trại Nhật Bản, Hà Lan hay Israel. Sử dụng robot để thu hoạch trái cây, rau củ tự động nhằm giúp giảm chi phí nhân lực. Nó còn có thể phân loại cây, điều chỉnh các nhiệt độ như độ ẩm, ánh sáng hoặc thực hiện các công việc như nhổ cỏ, cắt tỉa,..

5.4. Máy tưới tự động 

Thay vì tưới nước thủ công, hệ thống máy tưới tự động đã ra đời và sử dụng cảm biến độ ẩm đất để phân bổ lượng nước đều, chính xác, giúp tiết kiệm nguồn nước cũng như đảm bảo cây trồng luôn được cung cấp đủ nước. Hơn nữa, người dùng còn có thể cài đặt giờ, lượng nước phù hợp cho cây trồng, tối ưu hóa quy trình tưới tiêu đáng kể.

Tóm lại, nông nghiệp công nghệ cao đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình, mang lại lợi ích lâu dài cho người nông dân. Bài viết trên là tất cả những thông tin về lợi ích, các nguyên tắc phát triển và các công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp. Nếu bạn vẫn còn có bất kì câu hỏi nào thì có thể liên hệ ngay với Alternō qua số hotline 0888 617 000 này nhé!
Thông tin liên hệ: 

  • Alternō : Tầng 6 & 7 Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 0888 617 000
  • Zalo: 0888 617 000
  • Mail: vietnam@alterno.group
  • Website: https://alterno.net/vi/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *