Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Vậy ô nhiễm môi trường là gì, nguyên nhân, hậu quả gây ra và cách khắc phục như thế nào? Trong bài viết này, Alternō sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, tác động nghiêm trọng cũng như các giải pháp để bảo vệ môi trường sống của chúng ta nhé!

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tiêu cực từ các thành phần tự nhiên trong môi trường do các yếu tố từ bên ngoài hoặc hoạt động của con người gây ra. Các thành phần tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất, tài nguyên thiên nhiên và các sinh vật sống. Vấn đề môi trường bị ô nhiễm có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như khí thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, khói bụi từ phương tiện giao thông, phân bón hoá học, chất phóng xạ, tiếng ồn, thuốc trừ sâu, ánh sáng và nhiệt.

Các loại ô nhiễm môi trường
Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường là gì?

Hiện nay, ở mỗi quốc gia và khu vực đều đang phải đối mặt với các loại ô nhiễm như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn,… Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống trên trái đất, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường 

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường chủ yếu đến từ hoạt động của con người và một số yếu tố tự nhiên. Dưới đây là chi tiết các nguyên nhân không thể bỏ qua:

  • Khí thải từ hoạt động giao thông: Các phương tiện giao thông đang hầu hết sử dụng nhiên liệu hoá thạch, khí thải từ các phương tiện xả ra môi trường đang ngày càng lớn, đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố.
  • Rác thải: Rác thải sinh hoạt, xác động thực vật không được xử lý đúng cách, vứt bỏ bừa bãi ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường đất và nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
  • Công nghiệp: Các hoạt động sản xuất công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp thải ra lượng lớn khí thải độc hại như CO2, SO2, NOx,… và nước thải chưa qua xử lý, làm cho môi trường đất, nước và không khí ngày càng bị ô nhiễm.
  • Nông nghiệp: Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học hay các hoá chất quá mức đã gây ra ô nhiễm nước, đất và không khí, từ đó ảnh hưởng tới động thực vật và con người.
Cách khắc phục ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là do con người và các yếu tố tự nhiên
  • Nước thải sinh hoạt: Nước sinh hoạt ở các hộ gia đình, khu công nghiệp chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường, nước thải đã ngấm vào đất, tăng ô nhiễm môi trường.
  • Chặt phá rừng và sạt lở: Việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã làm mất khi khả năng hấp thụ CO2 của rừng và tình trạng sạt lở, lũ quét ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.
  • Đô thị hoá: Sự gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá hiện đại hoá đã tạo ra các hoạt động xây dựng và khai thác tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường.
  • Khai thác khoáng sản: Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như than đá, khoáng chất, kim loại quý mà không có biện pháp có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.

3. Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động không chỉ ở các nước trên thế giới mà ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tình trạng ô nhiễm không khí, đất, nước, tiếng ồn ở Việt Nam cũng đang ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt ở những khu công nghiệp hay khu vực có nhận thức về bảo vệ môi trường thấp, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm.

Ở Việt Nam, số người mắc bệnh ung thư tăng lên do những khu công nghiệp, nhà máy chưa được xử lý mà xả thẳng ra ngoài môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước rõ rệt nhất khi thấy các con kênh ngòi màu đen mùi hôi bốc lên. Theo số liệu thống kế về Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã đưa ra con số có 9.000 người tử vong mỗi năm do ô nhiễm nguồn nước trong thời gian dài.

Ngoài ra, gần 20% dân số trên cả nước đang sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt. Nhiều tỉnh thành cũng chưa có phương án và hệ thống xử lý nước thải mà xải ra các ao hồ, sông suối. Các nhà máy dệt may sản xuất xả thải ra môi trường lên đến 500.000m3 nước mỗi ngày.

Việt Nam được xếp thứ 36/177 nước đang có nồng độ ô nhiễm không khí cao, nồng độ bụi mịn cao gấp 4.9 lần cho phép và thuộc trong 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất châu Á. Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố đang có mức ô nhiễm cao nhất và đáng báo động.

4. Ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả như thế nào?

Ô nhiễm môi trường đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người, hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khói bụi và khí thải từ giao thông và công nghiệp, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư,… Hơn nữa, ô nhiễm đất và nước với các hóa chất độc hại có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, các bệnh về tiêu hoá, da liễu, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ô nhiễm môi trường còn làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và giảm chất lượng môi trường sống của động thực vật, gây ra sự suy giảm số lượng và đa dạng các loài, làm mất cân bằng sinh học. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra các hiện tượng như băng tan, acid hoá đạ dương, xâm nhập mặn,…

Hình ảnh ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống của con người

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường sống, ô nhiễm môi trường còn tác động tới nền kinh tế. Ô nhiễm môi trường dẫn đến các bệnh tật, suy giảm sức khoẻ con người kéo theo năng suất lao động giảm và gây tổn thất về kinh tế, xuất hiện các vấn đề như xung đột quyền lợi, bất bình đẳng,.. Ngoài ra, các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước cũng làm hạn chế sự thu hút, phát triển của ngành du lịch và nuôi trồng, từ đó đã gây ra thiệt hại cho nền kinh tế. Các hoạt động khai thác tài nguyên đã gây ra sự cạn kiệt và chi phí khắc phục hậu quả khá lớn, làm ảnh hưởng đến ngân sách của quốc gia.

5. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường hiệu quả

Để khắc phục ô nhiễm môi trường hiệu quả, mỗi cá nhân, tập thể doanh nghiệp và cả chính phủ đều cần có sự phối hợp thực hiện. Dưới đây là biện pháp quan trọng để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường:

  • Chính quyền cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường kiểm tra việc thực thi các quy định xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
  • Các cơ quan chức năng cần đưa ra các quy định, luật, chính sách và hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm môi trường.
  • Công nghiệp hoá hiện đại hoá đúng cách, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải.
  • Thay vì sử dụng túi nilon khó phân huỷ thì nên chọn các sản phẩm có chất liệu tự nhiên, có thể tái chế và thân thiện với môi trường.
  • Các doanh nghiệp cần phải xử lý chất thải và phân loại rác trước khi thải ra môi trường.
  • Tham gia các hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường như thu gom rác thải, trồng cây xanh,…
  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng như xe đạp, xe điện,…

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách, đe dọa tới sức khoẻ con người, hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của hành tinh. Mỗi hành động nhỏ của mỗi người đều góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường. Và nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng ngần ngại, hãy chia sẻ ngay cho những người xung quanh mình cùng đọc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *